OST là gì? OST được sử dụng trong các lĩnh vực nào?

Có thể bạn đã nghe ở đâu đó về thuật ngữ OST, vậy bạn có thực sự hiểu OST là gì hay không? Liệu OST có phải chỉ có một nghĩa duy nhất hay không? 

Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời cho 2 câu hỏi trên thông qua bài viết này nhé!

OST là gì?

OST là từ viết tắt được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm âm nhạc; khoa học, công nghệ; cơ quan, tổ chức; địa điểm,…

OST là gì trong âm nhạc?

Trong âm nhạc OST có những nghĩa như sau:

  • OST viết tắt của từ Official SoundTrack- bản nhạc chính thức.
  • OST viết tắt của từ Original Soundtrack bản nhạc gốc trong phim, nhạc phim.
  • OST bí danh của nhạc sĩ nhạc điện tử Chris Douglas.
  • OST là album nhạc thứ ba của People Under the Stairs.

ost là gì trong âm nhạc?

OST là gì trong khoa học và công nghệ

Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, OST có thể là viết tắt của những cụm từ với nghĩa tương ứng dưới đây:

  • Object Storage Target một giao diện cho việc lưu trữ khối của đối tượng nào đó, chủ yếu dùng trong các hệ thống tập tin Lustre.
  • Offline Storage Table đề cập đến một định dạng của tập tin nào đó trong chương trình Outlook.
  • Oligosaccharyltransferase , một loại enzyme
  • Open-space technology- Công nghệ không gian mở , một cách tiếp cận cho các cuộc họp hoặc các sự kiện khác
  • Orbit stabiliser theorem- Định lý ổn định quỹ đạo, một định lý của lý thuyết nhóm trong toán học
  • Opiate substitution treatment- Điều trị thay thế thuốc phiện, một liệu pháp điều trị cho những người nghiện thuốc phiện
  • Offline Storage Table- Bảng lưu trữ ngoại tuyến, định dạng tệp cho Microsoft Outlook
  • OST Family (chất vận chuyển chất tan hữu cơ), một nhóm các protein vận chuyển màng
  • Open Space Technology-  Công nghệ không gian mở, một phương pháp quy trình để tổ chức các cuộc họp

OST là gì khi nói đến cơ quan, tổ chức?

Khi nói đến các cơ quan, tổ chức, OST có thể là viết tắt của các cơ quan, tổ chức dưới đây:

  • Office of Science and Technology- Văn phòng Khoa học và Công nghệ, một cơ quan chính phủ Anh
  • Office of Secure Transportation- Văn phòng an toàn giao thông vận tải, một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ
  • Office of the Secretary of Transportation- Văn phòng Bộ trưởng Giao thông Vận tải, văn phòng chính của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ
  • Order of St. Thomas- Dòng Thánh Thomas, một dòng tu của Công Công Giáo Tự Do.
  • Ordo Sanctissimae Trinitatis hoặc Dòng Ba Ngôi, một dòng tu của Công giáo
  • Tổ chức Socialiste des Travailleurs, Tổ chức lao động xã hội chủ nghĩa Sénégal.

OST là gì khi nói về địa điểm?

Khi nói đến địa điểm, OST mang những nghĩa sau:

  • Ostend–Bruges International Airport– Sân bay Quốc tế Ostend–Bruges, Bỉ.
  • Old Spanish Trail- đường mòn Tây Ban Nha cũ.

OST trong các cách sử dụng khác

Trong các cách sử dụng khác, OST có thể là:

  • Ost- một dòng họ.
  • Outer Space Treaty- Hiệp ước ngoài vũ trụ, một hiệp ước quốc tế điều chỉnh các hoạt động của các quốc gia trong việc thăm dò và sử dụng không gian bên ngoài.

Tìm hiểu về nhạc phim- nghĩa phổ biến nhất của OST

Như đã nói ở phần trước, OST là từ viết tắt của Original SoundTrack- bản nhạc nguyên mẫu trong phim. Chữ “OST” thường xuyên xuất hiện trên các banner hay poster của các bộ phim. Bản nhạc này có thể có lời hoặc không lời, có vai trò làm nhạc đệm trong một bộ phim.

vai trò của ost

Vai trò của OST đối với phim ảnh

Bên cạnh kịch bản, dàn diễn viên, đạo diễn,… thì OST cũng đóng một vai trò quan trọng, có khả năng mang đến sự thành công cho một bộ phim. Một phim hay thường gắn liền với OST xuất sắc. Và đôi khi, chỉ vì vô tình ấn tượng với những bản OST mà người ta tìm đến với một bộ phim nào đó.

Ngày nay, mọi người có thêm một ý kiến khác về chữ viết tắt này. Nó được coi là viết tắt của Official SoundTrack- bản nhạc chính thức trong phim. Nhưng dù là Official hay Original thì về cơ bản, khái niệm vẫn như vậy.

OST- nhạc phim là một bản nhạc được ghi dưới dạng âm thanh. Nhưng nó cũng có thể ghi âm kèm theo hoặc đồng bộ hóa với hình ảnh của một bộ phim, chương trình truyền hình, trò chơi video. 

Khi một bộ phim bom tấn được phát sóng, một album dưới dạng nhạc phim sẽ được phát hành cùng với nó. Khi được xuất bản, album OST có thể chỉ gồm phần nhạc, nhưng nó cũng có thể là bài hát được hát hoặc biểu diễn bởi các nhân vật trong một cảnh nhất định của bộ phim đó. Nó cũng có thể là phiên bản cover được hát bởi một nghệ sĩ. 

Nhạc phim thường được phát hành bởi các hãng thu âm lớn. Các bài hát cũng có thể xuất hiện trên các bảng xếp hạng âm nhạc và giành được các giải thưởng âm nhạc.

Tuyển tập các OST hay nhất trong K-drama

tuyển tập ost hay nhất

7 OST phim truyền hình này đã trở nên phổ biến đến mức chúng đã đạt được hàng triệu lượt xem mỗi MV.

Các bản nhạc chính thức trong phim, còn được gọi là OST, chắc chắn đã trở thành một phần quan trọng của phim truyền hình trong những năm gần đây. Khi chúng ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với người xem K-Drama, các video âm nhạc được tạo ra với các cảnh trong các bộ phim truyền hình đang thu hút hàng triệu triệu lượt xem.

Trên thực tế, các bản OST nổi tiếng thậm chí còn được các nhạc sĩ trên khắp thế giới cover, và một số OST còn tiếp tục giành giải thưởng. Mặc dù đã có nhiều OST phổ biến, nhưng 7 bản nhạc phim dưới đây được coi là nổi bật nhất vì chúng đã đạt được hàng triệu lượt xem trên YouTube từ người hâm mộ trên toàn thế giới.

Stay With – OST Yêu tinh

“Stay With Me” là OST part 1 của “Goblin”, được phát hành vào ngày 3 tháng 12 năm 2016. Ca khúc này đã giành được hạng 6 trên bảng xếp hạng âm nhạc MelOn, hạng 3 trên Naver và hạng 14 ở Mnet.

Everytime- OST Hậu duệ mặt trời

Hậu duệ mặt trời là một trong những phim truyền hình ăn khách nhất đến từ xứ sở Kim chi. “Everytime”- một OST xuất sắc xuất hiện trong phim đã gây sốt với giai điệu nhanh, vui tươi khiến khán giả bớt căng thẳng bên cạnh những cảnh quay đầy kịch tính.

Always – OST Hậu duệ mặt trời

“Always” đã chinh phục Ballad fan ngay từ những giây đầu tiên nhờ giai điệu nhẹ nhàng và ca từ da diết.

This Love- OST Hậu duệ mặt trời

“This Love” là ca khúc nhạc nền dành riêng cho chuyện tình của cặp đôi phụ Seo Dae Young (Jin Goo) và Yoon Myung Joo (Kim Jiwon) khiến khán giả vừa đau lòng, vừa thích thú.

Talk Love- OST Hậu duệ mặt trời

“Talk Love” đã chính thức được lên sóng vào ngày 18 tháng 3 năm 2016. Với phần huýt sáo khá bắt tai, ngay sau khi phát hành, “Talk Love” đã có chỗ đứng trong top 5 của hầu hết các bảng xếp hạng âm nhạc online, bao gồm cả kho nhạc lớn nhất Hàn Quốc – Melon.

Beautiful- OST Yêu tinh

“Beautiful” được thể hiện bởi giọng ca ngọt ngào Crush, là OST part 4 của “Goblin” và phát hành vào ngày 17 tháng 12 năm 2016. Ca khúc này đã xuất sắc giành được hạng 3 trên MelOn, hạng 2 trên Naver và đứng thứ 8 ở bảng xếp hạng âm nhạc Mnet.

Once Again- OST Hậu duệ mặt trời

“Once Again” là một OST khác dành cho cặp đôi Seo Dae Young (Jin Goo) và Yoon Myung Joo (Kim Jiwon) trong bộ phim đình đám Hậu duệ mặt trời. Chỉ sau 6 tháng phát hành, bản nhạc này đã đạt được gần 30 triệu view trên youtube.

4 bộ phim có OST hay nhất từ trước đến nay

những bộ phim có ost hay nhất

Dưới đây là 4 bộ phim có nhạc nền hay nhất, với giai điệu phổ biến trên toàn thế giới.

Saturday Night Fever (1977)

Nhạc phim của Saturday Night Fever (1977) đã bán được 15 triệu bản ngay sau khi phát hành. Nó là một trong những album OST bán chạy nhất trong suốt 4 thập kỷ qua.

Purple Rain (1984)

OST cho bộ phim bán tự truyện Purple Rain đã giữ vị trí số một trên bảng xếp hạng billboard 200 trong suốt 24 tuần. 

The Bodyguard (1992)

Bản thân bộ phim đã không gây được tiếng vang lớn, nhưng nhạc phim lại là một trong những album bán chạy nhất từ trước đến nay với số lượng bán ra là 45 triệu bản.

Guardians of the Galaxy (2014)

Nhạc nền cho bộ phim hành động Marvel Studios này đã đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng Billboard 200 trong 11 tuần liên tiếp. Âm thanh sống động của những ca khúc đã khiến các cảnh hành động trong phim trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn “OST là gì”.

source https://hoigicungbiet.com/ost-la-gi/

Gay là gì? Đồng tính luyến ái có phải là bệnh?

Tỷ lệ người đồng tính luyến ái nói chung và đồng tính nam nói riêng đang dần tăng trên toàn thế giới. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ các khái niệm liên quan như “gay là gì”, “top gay”, “center gay”, “bottom gay”,… Bên cạnh đó, vẫn còn không ít người Việt quan niệm gay, les,.. là bệnh có thể chữa trị. Vậy điều này có thực sự chính xác hay không?

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn theo dõi những nội dung chúng tôi đề cập đến trong bài viết ngày hôm nay.

Nguồn gốc tên gọi “gay”

Gay là một thuật ngữ được sử dụng chủ yếu để đề cập đến một người đồng tính hoặc các đặc điểm của đồng tính luyến ái- những người có xu hướng thôi thúc về tình cảm và tình dục với người cùng giới tính với mình.

Mặc dù thuật ngữ “gay” được sử dụng như một khái niệm chung về những người đồng tính (không chỉ riêng nam hay nữ), nhưng người ta thường biết đến nó như “đồng tính nam”. Cùng với đó, người ta dùng thuật ngữ “les” để nói về “đồng tính nữ”. 

Ban đầu, gay được dùng với nghĩa “vô tư”, “vui vẻ” hoặc “tươi sáng và sặc sỡ”. Ví dụ, những năm 1890, lạc quan vẫn thường được gọi là “Nineties Gay”; tiêu đề của vở ballet Pháp năm 1938 là Gaîté Parisienne (“Parisian Gaiety”),…

Thuật ngữ này được sử dụng như một khái niệm đề cập đến đồng tính luyến ái có thể từ thế kỷ 19. Nhưng việc sử dụng nó dần dần tăng lên vào giữa thế kỷ 20. Vào những năm 1960, “gay” trở thành từ được những người đàn ông đồng tính ưa chuộng để mô tả xu hướng tình dục của họ. 

Vào cuối thế kỷ 20, từ “gay” được các nhóm LGBT khuyên dùng để mô tả những người bị thu hút bởi những người đồng giới. Vào thời điểm đó, một thuật ngữ khác cũng được sử dụng để nói về người đồng tính- “homosexual”. Nhưng “homosexual” nghe có vẻ quá lâm sàng, nhiều người tin rằng nó tập trung vào thể chất hơn tính lãng mạn; nó cũng được coi là gợi nhớ về thời đại khi đồng tính luyến ái bị coi là một bệnh tâm thần.

Cũng trong thời gian đó, “gay” được sử dụng theo một cách mới và nó dần trở nên phổ biến hơn ở một số nơi trên thế giới. Trong một khoảng thời gian, từ này có một số nghĩa khác nhau, chủ yếu mang hướng tiêu cực. Nó được dùng như một từ để chế giễu (có nghĩa tương đương với ngu ngốc, thậm chí “rác rưởi”), hoặc nhạo báng một cách nhẹ nhàng hơn (cùng nghĩa với yếu đuối, không tự chủ). Điều này khiến nhiều người không muốn sử dụng thuật ngữ “gay” để nói về xu hướng tình dục của mình.

nguồn gốc cách gọi "gay"

Có những loại gay nào?

Dù là thuật ngữ được sử dụng chung để đề cập đến người đồng tính, nhưng Gay cũng được chia thành nhiều nhóm khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm, tính cách, nhu cầu tình dục,… của đối tượng. Những nhóm gay phổ biến và được biết đến nhiều nhất trong cộng đồng bao gồm: Top Gay, Bottom Gay, Center Gay, Secret Gay, Openly Gay, Clofas Gay, Graceful Gay và Tough Gay. 

  • Top Gay được sử dụng để chỉ những người đồng tính nam đóng vai trò người chồng.
  • Bottom Gay được sử dụng để chỉ những người đồng tính nam đóng vai trò người vợ.
  • Center Gay có thể đóng vai trò của của Top và Bot. Họ có thể là Top khi yêu Bot và ngược lại là Bot khi yêu một người thuần Top.
  • Secret Gay là những người đồng tính nam kín. Họ bộc lộ những cử chỉ đàn ông ra bên ngoài và ít khi bị người khác biết đến mình là người đồng tính. Những cử chỉ của họ hết sức ấn tượng (cố tình tỏ ra thích 1 cô gái hoặc đi cùng một cô gái nào đó), để người khác không biết họ yêu người cùng giới.
  • Openly Gay trái ngược với Secret Gay. Openly Gay là đồng tính nam lộ, họ sẵn sàng bộc lộ những cử chỉ thể hiện mình là một người đồng tính.
  • Clofas Gay là những đồng tính nam ăn mặc, trang điểm như một người con gái thật sự. Clofas Gay chỉ thích ăn mặc theo kiểu con gái nhưng hoàn toàn không hề thích người cùng giới với mình. 
  • Graceful Gay còn được biết đến với tên gọi “đồng tính nam ẻo  lả”. Bản thân họ có những cử chỉ nữ tính, đỏm dáng, lả lướt như một người con gái.
  • Tough Gay là những người đồng tính nam mạnh mẽ. Bản thân họ có những cử chỉ rắn rỏi như một người con trai mạnh mẽ. Họ thích cả Secret Gay, Openly Gay và Openly Gay.

Gay có phải là bệnh?

gay có phải là bệnh không?

Lĩnh vực tâm lý học đã nghiên cứu rộng rãi đồng tính luyến ái nói chung và gay nói riêng như một xu hướng tình dục của con người. Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ liệt kê đồng tính luyến ái trong DSM-I vào năm 1952. Những gần như ngay lập tức sự phân loại đó được xem xét lại trong nghiên cứu do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Hoa Kỳ tài trợ. 

Các nghiên cứu này luôn thất bại trong việc tạo ra các cơ sở khoa học và các thực nghiệm liên quan đến đồng tính luyến ái khi gán nó với nguyên nhân không phải tự nhiên. Các nghiên cứu đều đưa ra cùng một kết quả, đồng tính là xu hướng tình dục tự nhiên, bình thường và là biểu hiện lành mạnh, tích cực của tình dục con người.

Do kết quả của các nghiên cứu khoa học này, Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ đã loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi DSM-II vào năm 1973.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu khoa học, Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ đã kêu gọi tất cả các chuyên gia sức khỏe tâm thần đi đầu trong xóa bỏ sự kỳ thị cho rằng đồng tính luyến ái là bệnh.

Tổ chức Y tế Thế giới liệt kê đồng tính luyến ái trong ICD-9 năm 1977, nhưng đã loại bỏ nó ra khỏi ICD-10 được xác nhận vào ngày 17 tháng 5 năm 1990.

Kết quả đồng nhất của các nghiên cứu khoa học và tài liệu lâm sàng đã chứng minh được rằng những hấp dẫn, cảm xúc và hành vi tình dục đồng giới là những biến thể bình thường và tích cực của tình dục con người. Hiện nay, có một lượng lớn bằng chứng khoa học chỉ ra rằng đồng tính nam, đồng tính nữ và lưỡng tính hoàn toàn có sức khỏe tâm thần cũng như hành vi xã hội bình thường như tất cả những người dị tính luyến ái khác.

Lưu ý:

  • DSM viết tắt của The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders là Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), cung cấp một tiêu chuẩn chung để phân loại các rối loạn tâm thần.
  • ICD viết tắt của International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problems là Phân loại thống kê quốc tế về bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. 

Gay có chữa được không?

“Gay là gì?” vốn là câu hỏi thể hiện sự quan tâm và băn khoăn của rất nhiều người đối với cộng đồng người đồng tính. Với quan điểm sáng tỏ được trình bày ở phần trên, chúng ta đã có thể nhận thấy rằng, gay không phải bệnh, không phải rối loạn tâm lý hay rối loạn cấu trúc. Người đồng tình luyến ái hoàn toàn bình thường về sinh lý, cũng như tâm lý như bao người khác.

Do vậy, việc thăm khám bác sĩ không thể giúp khẳng định một người có phải gay hay không. Điều đó cũng không góp phần làm thay đổi, cải thiện tình trạng đồng tính của họ. Không có bất kỳ phương pháp điều trị hay thuốc gì có thể điều trị được.

Các nhà tâm lý học khuyến khích người đồng tính luyến ái chấp nhận xu hướng tình dục của chính mình. Họ cũng không cố gắng thay đổi xu hướng tình dục của người đồng tính thành dị tính, hoặc loại bỏ, làm giảm ham muốn và hành vi đồng tính của những người đó.

Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ và Hiệp hội Tâm lý học Anh cung cấp các hướng dẫn và tài liệu cho liệu pháp tâm lý “khẳng định đồng tính”.

Những người áp dụng liệu pháp này chấp nhận đồng tính hoặc lưỡng tính không phải một bệnh tâm thần. Thậm chí, việc khẳng định xu hướng tình dục của chính bản thân có một vai trò quan trọng trong việc cải thiện các chứng bệnh tâm thần hoặc lạm dụng chất gây nghiện khác.

Nhận thức về gay của cộng đồng người Việt

nhận thức về gay ở việt nam?

Ở Việt Nam, vì chưa có đủ kiến thức về LGBT nên đồng tính luyến còn được gọi bằng rất nhiều cái tên khác nhau bao gồm “gay/ pê-đê (bê- đê)/ bóng/ chuyển giới”. 

Khoảng hơn 7 năm kể về trước, phần lớn mọi người có cái nhìn thiếu thiện cảm với những người thuộc “thế giới thứ 3”. Nhưng thật may mắn, Cuộc sống hiện đại cùng với lối tư duy mới, con người đã dần mở lòng và có cái nhìn thiện cảm hơn, nhân văn hơn đối với người đồng tình. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều sự kiện được diễn ra thể hiện sự ủng hộ của cả cộng đồng với giới LGBT.

Các quyền lợi liên quan đến cộng đồng LGBT đã được thông qua

Quyền chuyển đổi giới tính được Quốc hội thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2015. Đây được coi là những động thái đầu tiên cho việc chấp nhận và tôn trọng của xã hội đối với cộng đồng LGBT nói chung và gay nói riêng.

Việt Nam bỏ phiếu thuận cho Nghị quyết bảo vệ người đồng tính vào ngày 30 tháng 6 năm 2016 để thành lập một Đơn vị Độc lập với nhiệm vụ thúc đẩy giải quyết bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới.

Dòng phim LGBT phát triển

Trong năm 2018, đã có nhiều phim LGBT được ra rạp, nhiều web drama xuất hiện đều đặn trên Youtube. Điều đáng ghi nhận là những dòng phim này khá chất lượng, có đầu tư với nhiều nội dung tốt về các mối quan hệ gia đình, tình cảm, trường học, bạn bè,… đầy thông điệp nhân văn.

Việt Nam viết báo cáo cho Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát nhân quyền 

Vào năm 2014, các đại diện LGBT Việt đã tham gia viết báo cáo cho các vấn đề về quyền của LGBT lần thứ nhất. Đầu năm 2019, Việt Nam tiếp tục tham gia vào sự kiện này. Trong báo cáo, các vấn đề được nhắc đến khá đầy đủ chẳng hạn như quyền kết hôn cùng giới, quyền chuyển đổi giới tính, quyền bảo vệ trước những phân biệt đối xử, các vấn đề quyền sức khỏe và nhiều vấn đề khác.

Vấn đề sức khỏe tâm trí cộng đồng LGBT được quan tâm hơn

Năm 2018, các vấn đề về sức khỏe tâm trí của cộng đồng LGBT đã được đưa ra bàn luận tích cực. Một số chuyên gia cũng đã bắt đầu tham gia sâu hơn trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn, tham vấn và thảo luận về những chủ đề này. Các nhóm hoạt động về sức khỏe tâm trí cho người LGBT nói riêng cũng đang có những bước đi khá bài bản để hỗ trợ cho cộng đồng trong tương lai.

Mặc dù trong năm qua, luật chuyển đổi giới tính bị gác lại là một điều khá đáng tiếc đối với người chuyển giới nói riêng và cộng đồng LGBT nói chung. Nhưng đây vẫn là một bước chuyển biến quan trọng, đánh dấu cái nhìn tích cực của cả cộng đồng với người giới tính thứ 3.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về gay nói riêng và LGBT nói chung. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã phần nào giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “gay là gì” và hiểu chính xác hơn về người đồng giới.

source https://hoigicungbiet.com/gay-la-gi/

Debut là gì? Các thuật ngữ liên quan và ý nghĩa của debut

Nếu bạn là một người yêu thích lĩnh vực âm nhạc, phim ảnh, đặc biệt là nền công nghiệp nghệ thuật của Kpop thì hẳn bạn đã nghe đâu đó về từ debut. Vậy debut là gì và nó có ý nghĩa như thế nào đối với các nghệ sĩ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này thông qua bài viết ngày hôm nay nhé!

Nghĩa của từ tiếng Anh “debut”?

Theo từ điển Anh- Việt, “debut” được dịch nghĩa như sau:

  • Lần trình diễn đầu tiên của ca sĩ/ diễn viên/ idol/…
  • Sự xuất hiện lần đầu (của ca sĩ/ diễn viên/ idol/…) trước công chúng

Như vậy, chúng ta có thể hiểu “debut” trong kpop là lần đầu tiên mà nghệ sĩ/ ca sĩ/ diễn viên,.. trình diễn trước công chúng.

Ngoài ra, thuật ngữ debut còn được sử dụng trong trường hợp các nghệ sĩ, người nổi tiếng xuất hiện trong một vai trò mới. Ví dụ, “idol A sắp debut dưới vai trò của diễn viên trong bộ phim B”.

Những thuật ngữ liên quan đến debut

những thuật ngữ liên quan đến debut

Cùng với khái niệm debut, chúng ta có thêm các cụm từ liên quan khác như Pre debut, MV debut, Album debut, Debut solo, Debut stage, Hot shot debut,… Những thuật ngữ này có ý nghĩa cụ thể như sau:

Pre debut là gì?

“Pre” có nghĩa tiếng Việt là “trước”. Như vậy “pre debut” được hiểu là “trước thời điểm ra mắt”. Đây là khoảng thời gian các ca sĩ, diễn viên,… còn trong thời kỳ là thực tập sinh.

MV debut là gì?

MV debut là video âm nhạc đầu tiên của một ca sĩ, một nhóm nhạc. MV ra mắt của nghệ sĩ thường được xuất bản trên các kênh nghe nhạc trực tuyến (phổ biến nhất là youtube).

Album debut là gì?

Album debut là album ra mắt đầu tiên của nghệ sĩ. Nó có thể được phát hành dưới dạng nhạc số, đĩa nhựa, hoặc đĩa CD,…

Debut solo là gì?

Debut solo thường được sử dụng để đề cập đến lần đầu ra mắt của một ca sĩ/ idol (thuộc một nhóm nhạc đã debut trước đó) dưới tư cách cá nhân.

Chẳng hạn, Cho Kyuhyun (thành viên út của idolgroup Super Junior debut vào năm 2005) đã debut dưới tư cách cá nhân vào năm 2014 với ca khúc “At Gwanghwamun”. Ngay khi ra mắt, bài hát đã lập tức đứng đầu các bảng xếp hạng âm nhạc Hàn Quốc.

Debut stage là gì?

“Debut stage” chính xác phải được viết là “Stage debut”- sân khấu trình diễn đầu tiên của một nghệ sĩ. Ngày ra mắt của ca sĩ được tính theo ngày Stage debut.

Như vậy có thể hiểu, ngày debut group Super Junior được tính từ stage debut ngày 6 tháng 11 năm 2005, trên chương trình âm nhạc Inkigayo của kênh SBS với ca khúc ra mắt Twins (Knock Out).

Hot shot debut là gì?

“Hot shot debut” được sử dụng để chỉ thành tích debut tốt nhất trong BXH âm nhạc trong tuần đó. Ví dụ, trong cùng 1 tuần có 6 ca khúc ra mắt đền từ 6 nghệ sĩ/ nhóm idol khác nhau. Ca khúc A đạt vị trí cao nhất thì A sẽ được gọi là “Hot shot debut”.

Ý nghĩa của debut đối với các nghệ sĩ

ý nghĩa của việc debut với các nghệ sĩ

Debut được coi là cột mốc quan trọng để đánh dấu sự kiện kết thúc thời gian đào tạo, thực tập nhiều biến động và thậm chí có thể khắc nghiệt của một người nghệ sĩ. Nếu một ca sĩ, diễn viên, idol được debut, tức là người đó có cơ hội trở thành ngôi sao, người “nổi tiếng” trong mắt công chúng.

Trong nền công nghiệp Kpop, có rất nhiều thực tập sinh phải trải qua thời gian thực tập kéo dài 5- 7 năm, thậm chí 10 năm mới được debut. Có những người không được ra mắt và phải từ bỏ con đường này. Nhưng cũng có những người chỉ thực tập vài ba tháng đã được giới thiệu với công chúng. Thời gian debut của một ca sĩ, diễn viên,… sớm hay muộn không chỉ phụ thuộc vào tài năng mà còn phụ thuộc vào sức hút cũng như concept nhóm nhạc mà công ty quản lý đang hướng đến. Một thực tập sinh có giọng hát hay, kỹ năng nhảy tốt nhưng nếu bị coi là “không có khí chất của người nổi tiếng” cũng có thể không được debut.

Với các nhóm nhạc Hàn Quốc, những màn ra mắt được dàn dựng và tổ chức một cách vô cùng kỹ lưỡng và công phu với mong muốn có một khởi đầu tốt, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Khi được công chúng chú ý, con đường sự nghiệp của họ sẽ trở lên thuận lợi hơn. Ngược lại, nếu không thu hút được sự quan tâm từ khán giả, nhóm nhạc đó sẽ được coi là “flop”. Nếu tình trạng này mãi kéo dài, nhóm nhạc này có thể sẽ phải  giải tán. 

debut là cột mốc quan trọng

Những nhóm nhạc Kpop nổi tiếng ngay khi mới ra mắt

Mỗi năm, thị trường âm nhạc Hàn Quốc đã cho ra mắt hàng chục ca sĩ, nhóm nhạc khác nhau. Nhưng không phải nghệ sĩ nào cũng tạo được ấn tượng và thu hút sự quan tâm chú ý của công chúng. Đa phần các idolgroup đều khá chật vật trong việc gây chú ý với khán giả trong lần đầu tiên xuất hiện, nhưng những nhóm nhạc dưới đây đã làm được điều đó.

DBSK

Vào tháng 12 năm 2003, nhóm nhạc huyền thoại của Kpop- DBSK đã ra mắt với ca khúc “Hug”. Ngay từ ngày đó, nhóm idol nhà SM này đã khiến bao cô gái phải “đảo điên” với hình ảnh cuốn hút của mình. 16 năm đã trôi qua kể từ ngày ấy, nhóm nhạc 5 người ngày ấy giờ đây chỉ còn 2 thành viên nhưng vẫn giữ vững sức hút của mình.

SHINee 

SHINee nhóm đàn em của DBSK cũng đã debut với sự mong chờ của cộng đồng fan SM Town. Khi có thông tin nhóm nhạc mới ra mắt, hầu hết các fan Kpop đều mơ tới các “oppa” và tưởng tượng ra cảnh họ được che chở. Nhưng thật ngạc nhiên, bài hát đầu tay của SHINee- “Replay” lại đảo lộn mọi thứ. Họ đã ra mắt, nhảy múa và gọi fan của mình là “noona”, qua đó gây ấn tượng cho khán giả ở mọi lứa tuổi.

Miss A

Miss A là một nhóm idol nữ đến từ công ty JYP. Họ nổi bật không chỉ vì 4 thành viên đến từ các đất nước khác nhau mà họ còn nổi bật ngay từ bài hát đầu tay “Bad Girl Good Girl”- một ca khúc thể hiện sức mạnh của nữ quyền.

Hi vọng, những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn debut là gì.

Hãy cho chúng tôi biết điều bạn đang quan tâm, chúng tôi sẽ mang đến câu trả lời cho bạn hài lòng!

source https://hoigicungbiet.com/debut-la-gi/

Deal là gì? Nghĩa phổ biến của “deal” trong lĩnh vực kinh doanh 

Có thể bằng một cách nào đó, bạn đã từng nghe hoặc nhìn thấy các cụm từ như “săn deal”, “big deal”, “hàng deal”, “deal lương”,…. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu thực sự deal là gì? Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay, hoigicungbiet.com xin tổng hợp và giới thiệu với các bạn các ý nghĩa phổ biến của “deal” để giúp bạn hiểu hơn về nó nhé!  

Deal nghĩa là gì?

Có thể các bạn đã biết, mỗi từ vựng tiếng Anh sẽ được dịch với một ý nghĩa tương ứng tùy vào từng trường hợp, bối cảnh cụ thể. Tương tự như thế, “deal” có rất nhiều nghĩa khác nhau, chẳng hạn như sau:

Deal khi được sử dụng như một danh từ có các nghĩa sau:

(1) Tấm ván gỗ

(2) Gỗ thông, gỗ tùng

(3) Số lượng- thường được sử dụng trong các câu so sánh hơn, chẳng hạn như:

  • a good deal of rice: khá nhiều gạo
  • a good deal better: tốt hơn nhiều

(4) Chia bài, ván bài, lượt chia bài

Ví dụ: It’s her deal: Đến lượt cô ấy chia

(5) Thỏa thuận mua bán, sự giao dịch

Ví dụ: to do (make) a deal with sb: thỏa thuận mua bán với ai

(6) Việc làm bất lương, sự thông đồng (mang tính chất ám muội).

(7) Cách đối đãi; sự đối xử

Ví dụ: a square deal: đối xử một cách thẳng thắn

Khi được sử dụng như ngoại động từ, deal có nghĩa:

(1) Deal out: Phân phối, phân phát

Ví dụ: to deal out rice: phân phát gạo

(2) Ban cho

Ví dụ: to deal someone happiness: ban cho ai niềm hạnh phúc

(3) Nện cho, giáng cho (1 cú đòn…)

Khi được sử dụng như một nội động từ, deal có nghĩa:

Nghĩa thông thường

Có quan hệ/ giao du/ giao thiệp/ bơi bời/ đi lại với ai đó

  • to deal with sb: có quan hệ/ chơi bời/ đi lại với ai đó
  • to refuse to deal with sb : không giao thiệp/ chơi bời với ai

Trong thương mại, kinh doanh

(1) Buôn bán, giao dịch với

Ví dụ: to deal in milk: bán sữa

(2) Đối phó, giải quyết 

Ví dụ: to deal with a difficult  problem: giải quyết một vấn đề khó khăn

 (3) Đối đãi, đối xử, cư xử, ăn ở

Ví dụ: to deal generously/ cruelly with (by) sb: đối xử rộng rãi/ tàn ác với ai

các ý nghĩa khác nhau của deal

Các cấu trúc phổ biến với “deal”

  • New Deal: chính sách kinh tế xã hội mới (của Ru-dơ-ven năm 1932)
  • to deal a blow at sb / to deal sb a blow: Giáng cho ai một đòn

Nghĩa chuyên ngành của “deal”

Toán & tin

nói về

Xây dựng

  • hụi (họ, biêu, phường)- một hình thức huy động vốn
  • giao ước

Kỹ thuật chung

  • chủ hụi
  • chơi hụi
  • hợp đồng
  • tấm ván
  • phân phối
  • ván lát
  • ván dày
  • ván ốp

Kinh tế

  • nhiều
  • dàn xếp
  • sự dàn xếp
  • giải quyết
  • sự giao dịch
  • thỏa thuận mua bán

Nghĩa của “deal” trong một số trường hợp phổ biến

Ý nghĩa phổ biến của Deal

Bên cạnh những nghĩa chung mà chúng tôi đã tổng hợp và giới thiệu ở trên, “deal” còn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực mua bán với các cụm từ như “săn deal”, “hàng deal”, “big deal”, hoặc trong lĩnh vực tuyển dụng với cụm từ “deal lương”,… Vậy những từ này có nghĩa như thế nào?

Deal là gì trong mua bán?

Trong mua bán thông thường, từ deal thường được sử dụng với nghĩa thỏa thuận, khuyến mãi. Deal là một trong những hình thức quảng cáo được áp dụng cho những đơn vị có nhu cầu giới thiệu dịch vụ, sản phẩm đến với khách hàng bằng cách tổ chức các chương trình giảm giá sâu. Thông thường, các sản phẩm, dịch vụ sẽ được giảm từ 30 đến 90% giá trị gốc của chúng.

Cùng với khái niệm này, các bạn cũng có thể nhận thấy những cụm từ thông dụng khác như:

  • Săn deal- săn khuyến mãi có nghĩa là đợi đến khi đơn vị bán hàng giảm giá sản phẩm thì mua hàng.
  • Big deal- khuyến mãi khủng: mức giá giảm rất sâu.
  • Hàng deal- hàng khuyến mãi: hàng được bán với mức giá thấp hơn với mức giá thực tế của sản phẩm đó.

Chốt deal là gì?

Chốt deal hay chốt sale được hiểu một cách đơn giản là một giao dịch, một thỏa thuận buôn bán giữa người bán và người mua đã được thống nhất.

Chẳng hạn, nhân viên bán hàng của một đơn vị bất động sản sau nhiều ngày tư vấn đã thuyết phục được khách hàng mua căn nhà, căn biệt thự đó; khách hàng đã đóng tiền đặt cọc mua nhà thì đây được coi là một vụ chốt deal thành công.

Deal lương là gì?

Trong trường hợp này, từ “deal” không còn được dịch với nghĩa là khuyến mãi nữa mà nó được hiểu với nghĩa là “thỏa thuận”. Như vậy, “deal lương” là thỏa thuận về mức lương- quy trình đàm phán về mức lương chính thức mà nhân viên sẽ được nhận trong quá trình làm việc tại đơn vị. 

Quá trình này giúp cho người xin việc đảm bảo mình nhận được mức lương tương xứng với năng lực và vị trí làm việc của mình.

Trong thời điểm hiện tại, mức lương, thưởng của nhân viên trong các doanh nghiệp không giống nhau. Giữa các nhân viên cùng vị trí mức lương cũng có thể chênh lệch tùy thuộc vào khả năng thỏa thuận trước đó của ứng viên.

Deal breaker là gì?

 “Deal breaker” được sử dụng để đề cập đến một sự  kiện dẫn đến việc chia tay với một cái gì đó hoặc một ai đó.

Deal with là gì?

“Deal with” là cụm từ được sử dụng để mô tả hành động thỏa thuận để đạt được hoặc giải quyết một vấn đề nào đó. Đôi khi nó cũng được sử dụng để đề cập đến chủ đề của một cái gì đó. 

Trên đây là một số nghĩa và cách sử dụng cơ bản của từ tiếng Anh “deal”. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “deal” là gì, từ đó tránh khỏi việc không hiểu, hoặc cảm thấy ngỡ ngàng khi gặp phải từ này nhé!

source https://hoigicungbiet.com/deal-la-gi/

Admin là gì? Admin website, facebook là gì?

Admin là gì? Admin website/ facebook khác gì so với admin thông thường? Trong một doanh nghiệp, admin phải làm những công việc nào?

Hãy cùng chúng tôi tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi trên thông qua bài viết này nhé!

Admin là gì trong tiếng Anh?

Viết tắt của: Administrator (/əd.ˈmɪ.nə.ˌstreɪ.tɜː/)

Nghĩa của Administrator

  • Người quản lý
  • Người cầm quyền hành chính, người cầm quyền cai trị
  • Người quản lý tài sản (cho vị thành niên hoặc người đã chết).
  • Ban giám hiệu

Admin- người quản trị được coi là quyền quản lý cao nhất trong một hệ thống làm việc. Thuật ngữ admin được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực khác nhau với vai trò đặc riêng biệt.

Admin website/ facebook là gì?

Đối với các website thì admin chính là người điều hành, hoặc lập lên trang web đó. Có thể có nhiều kiểu admin khác nhau.

Đối với admin facebook thì là người tạo, và quản lý fanpage facebook. Có toàn bộ các quyền đối với fanpage.

Trong máy tính, laptop thì có 1 loại tài khoản là Administrator. Đây thường là quyền quản trị cao nhất trong máy tính, một số trường hợp nếu không được chạy dưới quyền admin thì sẽ không được chấp nhận.

Quyền hạn và nhiệm vụ của admin

quyền hạn và nhiệm vụ của admin

Công việc của một admin hoàn toàn không hạn định, mỗi công ty quy định công việc của admin khác nhau; có nơi đòi hỏi cao, có nơi đòi hỏi thấp. Nhưng nhìn chung, quyền hạn và nhiệm vụ của admin nói chung như sau:

Quyền hạn và nhiệm vụ của admin trong một tổ chức, đơn vị nói chung

Với tư cách là người có quyền quản lý cao nhất trong một bộ máy, những quyết định mà admin đưa ra phải được nhân viên thực hiện một cách nghiêm túc. Đi đôi với quyền lực mà mình đang nắm giữ, admin cũng phải chịu trách nhiệm toàn bộ mọi vấn đề trong quá trình làm việc của nhân viên.

Nhiệm vụ của admin là quản lý tất cả các bộ phận hoạt động của một tổ chức, đơn vị,… Họ có nhiệm vụ vừa điều hành vừa phát triển tổ chức. Cùng với đó, admin phải giữ cho đơn vị mà mình điều hành hoạt động một cách an toàn, hiệu quả nhất có thể.

Tất cả các công việc liên quan đến đội ngũ nhân viên, hoạt động và sự phát triển của tổ chức đều cần có sự đồng ý của admin.

Quyền hạn và nhiệm vụ của admin trên forum/ website/ fanpage

Tương tự như quyền hạn và nhiệm vụ của một người quản lý trong các tổ chức thông thường, admin forum/ website/ fanpage là người nắm toàn bộ quyền hạn,… có chức năng vừa quản lý vừa phát triển forum/ website/ fanpage. Mọi quyết định của admin là tối cao và các thành viên phải có trách nhiệm thi hành.

Trừ một số trường hợp khi một thành viên nào đó được cấp tạm quyền admin hoặc admin thử nghiệm thì quyền sẽ bị hạn chế. Việc hạn chế quyền sẽ được thống nhất giữa các admin với nhau.

Admin phải phối hợp với các bên, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, các vấn đề hỗ trợ thành viên,… để forum/ website/ fanpage hoạt động ổn định.

Các tố chất và kỹ năng cần có để trở thành một admin giỏi

tố chất cần có của một admin giỏi

Tùy theo từng vị trí làm việc mà admin phải đáp ứng được kỹ năng chuyên môn theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Bên cạnh kỹ năng chuyên môn riêng biệt đó, người đảm nhiệm vị trí admin phải có những tố chất chung như sau:

Kỹ năng giao tiếp tốt

Với tư cách là “người giải quyết vấn đề”, một quản trị viên phải có năng lực giao tiếp tốt để cổ vũ nhân viên và làm hài lòng khách hàng.

Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gian

Tổ chức và quản lý thời gian là một kỹ năng không thể thiếu với những người làm quản lý. Với vai trò là người đứng đầu tổ chức, admin phải đánh giá được mức độ ưu tiên đối với toàn bộ thành viên, khách hàng và bên thứ ba.

Điều này đặc biệt quan trọng với một người lãnh đạo trong công ty, doanh nghiệp; ngay cả quản trị viên làm việc tốt nhất cũng không thể làm tốt tất cả mọi việc cùng lúc.

Linh hoạt và nhanh nhẹn

Quản trị viên luôn có kế hoạch làm việc trong ngày, nhưng đôi khi cũng có những yếu tố bất ngờ nảy sinh. Khi đó, điều mà các thành viên mong đợi là quản trị viên có thể nhanh chóng đưa ra phương án quyết định.

Thông thạo với các thiết bị điện tử, phần mềm máy tính

Một quản trị viên phải thông thạo với nhiều nhiệm vụ liên quan đến máy tính hoặc ít nhất là sẵn sàng học cách làm chủ các chương trình phần mềm để giúp công việc diễn ra dễ dàng hơn.

Những vị trí công việc Admin phổ biến

những vị trí admin phổ biến

Sales admin, HR admin, System admin, Admin assistant, Admin Officer,… là những thuật ngữ phổ biến mà bạn thường xuyên gặp phải khi tìm kiếm vị trí làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp. Vậy những vị trí admin này làm những công việc gì?

Sales admin là gì?

Sales Administrator (SA) hay thư ký phòng kinh doanh là người  làm nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh thực hiện các hoạt động bán hàng của công ty. Thông thường, SA sẽ làm việc dưới quyền và báo cáo trực tiếp cho Giám đốc kinh doanh.

Các công việc chính mà một Sales admin cần làm bao gồm:

  • Hỗ trợ xây dựng kế hoạch công tác cho bộ phận kinh doanh, theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch và đốc thúc các thành viên hoàn thành.
  • Soạn thảo và quản lý các văn bản hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh như làm báo giá, thư chào hàng, lên hợp đồng,…
  • Là người đứng ra liên hệ với khách hàng hoặc đối tác, tư vấn hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh với công ty.
  • Cập nhật dữ liệu hoạt động của bộ phận kinh doanh để báo cáo kết quả lên ban lãnh đạo công ty.

HR admin là gì?

Vị trí HR admin thường làm những việc có liên quan đến các giấy tờ hợp đồng lao động, các bằng khen, chứng nhận hoặc quản lý các tài sản nằm trong phúc lợi cung cấp cho nhân viên ví dụ như xe cộ đi lại, máy tính,…

System admin là gì?

System admin là quản trị hệ thống IT có nhiệm vụ quản lý toàn bộ môi trường IT đa người dùng trong doanh nghiệp, đảm bảo hiệu năng và liên tục của các dịch vụ IT.

Trách nhiệm của System admin thay đổi rất khác nhau tùy theo nhà tuyển dụng. Do phạm vi trách nhiệm của của người quản trị hệ thống rất rộng, nên họ cần nhiều kỹ năng, và mức lương của vị trí này cũng giao động rộng.

Nhìn chung, System admin phải có kinh nghiệm làm việc với File Server, Desktops, Networks, Databases, hệ thống bảo mật, hệ thống lưu trữ. Quen thuộc với nhiều hệ điều hành khác nhau, các ngôn ngữ kịch bản. Thêm nữa là kiến thức về ảo hóa, điện toán đám mây đang trở thành yêu cầu cơ bản đối với người quản trị hệ thống.

Vì công việc bao gồm cả cài đặt, cung cấp, quản lý các máy chủ vật lý và máy chủ ảo cũng như những phần mềm, phần cứng chạy trên đó, nên một người quản trị hệ thống cũng cần biết cài đặt, xử lý sự cố tài nguyên IT, tài khoản người dùng, quản lý hệ thống phần mềm, sao lưu và khôi phục dữ liệu,…

Admin assistant là gì?

Admin assistant được sử dụng để chỉ những người làm việc tại vị trí trợ lý hành chính. Trợ lý hành chính là một công việc quan trọng, có vai trò hỗ trợ ban điều hành và quản lý hoàn thành những nhiệm vụ chung chug hoặc phức tạp.

Admin officer (admin văn phòng) là gì?

Admin officer hay hành chính văn phòng đảm nhiệm các công việc liên quan đến thủ tục hành chính và lễ tân đón khách, tổ chức công tác lưu trữ hồ sơ cho toàn thể nhân viên. Ngoài ta, Admin officer còn có thể tư vấn pháp lý cho lãnh đạo nếu cần thiết.

Direct admin là gì?

Direct Admin (hay gọi tắt là DA) là trình quản lý file có giao diện đồ họa chủ yếu quản lý và vận hành website bằng bảng điều khiển được thiết kế để làm cho việc quản lý website trở nên dễ dàng hơn.

DA được xây dựng trên nền tảng hệ điều hành Linux phục vụ cho mục đích quản trị máy chủ lưu trữ website chia sẻ. Hệ thống quản lý này không chỉ tạo hosting cho người dùng cuối mà còn hỗ trợ cả các tài khoản đại lý.

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn trả lời cho câu hỏi “admin là gì”. Hi vọng những điều mà chúng tôi trình bài trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

source https://hoigicungbiet.com/admin-la-gi/

Anime là gì? Các thể loại anime phổ biến nhất hiện nay

Anime “アニメ” là viết tắt của từ tiếng Anh “animation”- phim hoạt hình. Mặc dù là viết tắt của “animation” nhưng nó cũng không thực sự mang nghĩa “phim hoạt hình” bởi nghĩa của từ này phải được hiểu theo cách mà người ta sử dụng nó.

Hiểu đúng về khái niệm anime

Ở Nhật Bản, từ anime được sử dụng để chỉ tất cả các loại phim hoạt hình. Chẳng hạn, Thủy thủ mặt trăng và “Frozen” của Disney đối với người Nhật đều là “anime”,

Tuy nhiên, ở ngoài Nhật bản, nó đã trở thành thuật ngữ để chỉ riêng thể loại phim hoạt hình Nhật Bản được đặc trưng bởi đồ họa đầy màu sắc, nhân vật sống động và chủ đề khác biệt. Nhiều người phương Tây coi anime là một sản phẩm hoạt hình Nhật Bản. Một số học giả đề nghị định nghĩa anime như một nét đặc trưng tinh túy của Nhật- thứ có thể liên quan đến hình thái mới của Đông phương luận.

Bộ phim hoạt hình Nhật sớm nhất được ra mắt vào năm 1917. Nhưng phong cách nghệ thuật anime đặc trưng mãi đến năm 1960 mới xuất hiện trong các tác phẩm của Osamu Tezuka. Và chúng đã lan rộng ra quốc tế vào cuối thế kỷ XX. Kể từ đó, anime đã thu hút được một lượng lớn fan hâm mộ trên toàn thế giới.

Anime là một hình thức nghệ thuật đa dạng với các phương pháp và kỹ thuật sản xuất đặc biệt được điều chỉnh theo thời gian để đáp ứng với các công nghệ mới. Quá trình sản xuất anime tập trung ít hơn vào hoạt họa cử động mà quan tâm nhiều hơn đến cách xây dựng chủ nghĩa hiện thực, cũng như các hiệu ứng camera như lia máy, phóng to, chụp góc,…

Nguồn gốc anime

nguồn gốc anime

Phim hoạt hình Nhật Bản xuất hiện rất sớm từ năm 1917. Và sau đó từ anime bắt đầu được sử dụng tại Nhật Bản từ những năm 1970 để chỉ các phim hoạt hình đời đầu như Astro Boy. Đây cũng chính là khởi đầu của trào lưu Otaku và dần phát triển mạnh mẽ hơn. Sau hơn 10 năm phát triển, thì khái niệm anime mới được sử dụng rộng rãi để chỉ phim hoạt hình.

Mặc dù một số tài liệu nói rằng anime và manga có nguồn gốc từ truyện tranh phương Tây, nhưng thực ra, từ hàng ngàn năm trước, Nhật Bản đã biết vẽ tranh biếm họa, hài hước về thú vật có nhiều nét tương đồng với manga hiện nay.

Ghibli là một trong những đơn vị sản xuất phim hoạt hình nổi tiếng nhất tại Nhật Bản với nhiều bộ phim nổi tiếng như “Spirited Away”, “Grave of the Fireflies”, “My Neighbor Totoro”,… được cả thế giới công nhận.

Điều gì khiến anime trở nên đặc biệt?

Hầu hết những người hâm mộ anime (được biết đến với tên gọi “otaku”) có thể trả lời câu hỏi này bằng 3 từ “Nó khác biệt!”. Anime không giống như hầu hết các phim hoạt hình thương mại đến từ các quốc  gia khác bao gồm Anh, Mỹ, Trung Quốc,… nó mang nét đặc trưng rất riêng biệt không thể trộn lẫn. Sự khác biệt này thể hiện theo nhiều cách bao gồm cách kể chuyện, tính cách nhân vật và cả sắc thái văn hóa.

Anime có cả nét nghệ thuật tương đối lòe loẹt và kỳ quặc như “Samurai Champloo” và “FLCL”. Nhưng nó cũng đơn giản và trực tiếp trong những tập phim như “Azumanga Daioh!”. Dù một bộ phim anime được xây dựng và phát triển theo phong cách nào đi nữa thì các tác giả vẫn khiến cho mọi thứ trong bộ phim của mình trở nên tươi mới hơn bao giờ hết.

Phim hoạt hình Nhật Bản cũng không né tránh những cốt truyện sử thi có thể kéo dài trong hàng chục (đôi khi là hàng trăm) tập phim. Mặc dù vậy, bộ anime hay nhất dù có độ dài như thế nào đều đòi hỏi tạo nên cảm xúc tuyệt vời cho người xem.

Có truyện tranh Anime không?

truyện tranh manga

Anime là khái niệm dành để chỉ riêng phim hoạt hình. Không có thứ gì được gọi là truyện tranh Anime. Tất nhiên, truyện tranh Nhật Bản đã truyền cảm hứng cho nhiều bộ phim hoạt hình Nhật Bản. Những cuốn truyện này được người hâm mộ gọi bằng một từ tiếng Nhật- manga (có nghĩa là truyện tranh).

Tương tự như anime, manga được sử dụng ở Nhật Bản để mô tả tất cả mọi thể loại truyện tranh, không chỉ riêng truyện tranh Nhật Bản. Trong khi đó, ở nước ngoài, nó cũng được sử dụng để chỉ loại truyện tranh có nguồn gốc từ Nhật.

Anime có phù hợp với trẻ em không?

Không phải tất cả các anime đều phù hợp với trẻ em. Nhưng cha mẹ cần hiểu chính xác rằng, mỗi bộ phim hoạt hình đều xác định chính xác độ tuổi được xem. Do đó cha mẹ có thể lựa chọn những bộ phim phù hợp với lứa tuổi của con em.

Chẳng hạn như Doraemon, Pokemon hướng tới đối tượng trẻ em dưới bảy tuổi (nhưng ngay cả người lớn cũng yêu thích những tập phim này) và Attack on Titan, Fairy Tail và Naruto Shippuden được sản xuất để thu hút sự chú ý từ thanh thiếu niên và những người lớn tuổi hơn.

Các thể loại anime phổ biến

Giống như tất cả các thể loại phim truyện khác, anime cũng được hình thành từ nhiều thể loại khác nhau. Dưới đây là một số thể thoại anime phổ biến và được nhiều người yêu thích nhất.

Action anime

Action anime là các bộ phim hoạt hình Nhật Bản thể loại hành động được nhiều người yêu thích như Maruto, Fate, One Piece,…

Ngoài yếu tố hành động (action), ngày nay, để thu hút người xem, các anime thể loại này thường có yếu tố hài hước, gây cười và mang tính chất giáo dục hài. Những yếu tố được thêm vào này không chỉ làm cho action anime trở nên hay hơn mà nó còn mang tính giải trí hơn.

NRT anime

Trong tiếng Nhật, NRT có nghĩa là Netorare ( 寝取られ ). NRT anime là thể loại phim nói về người phụ nữ của nhân vật nam chính bị nhân vật khác cướp hoặc chiếm đoạt.

Anthropomorphism anime

Anthropomorphism anime là phim hoạt hình Nhật Bản với nhân vật chủ yếu là động vật, cây cỏ, yêu quái, sinh vật mang tính chất con người. Nếu bạn xem anime thấy các hình ảnh thú, đồ vật biết nói chuyện và hành xử như con người thì đó chính là phim thuộc thể loại này.

Game anime

Game anime là thể loại anime được chuyển thể từ game. Đây là thể loại mới bắt đầu nổi lên từ khoảng cuối năm 2012. Nhưng nó cũng đang là xu hướng phim hoạt hình được nhiều người yêu thích.

High school anime

High school anime là loại phim hoạt hình Nhật rất phổ biến. Nhưng thể loại này thường kết hợp với các phong cách khác như action, romance hay seinen để cốt truyện trở nên hấp dẫn hơn.

Hầu hết các phim thể loại high school đều mang tính tâm lý, giáo dục.

các thể loại anime

Adventure anime

Adventure anime là thể loại phim phiêu lưu mạo hiểm dành cho những bạn yêu thích thể loại đi đến những vùng đất mới để khám phá những điều mới lạ.

Bishoujo/ Bishounen/ Moe anime

Bishoujo/ Bishounen/ Moe anime là thể loại phim hoạt hình có nam, nữ chính rất đẹp hoặc nhân vật nam có nét nữ tính, nhân vật nữ có nét nam tính. Dù thế nào thì các nhân vật đều có vẻ ngoài vô cùng xinh đẹp, hấp dẫn ánh mắt từ những người khác.

Coming of Age anime

Coming of Age anime là anime miêu tả sự trưởng thành từ bé đến lớn của nhân vật chính. Cốt truyện chính thường xoay quanh những khó khăn mà họ phải vượt qua để trường thành từ đó đưa ra các bài học về cuộc sống.

Naruto, Dragon Ball, One Piece chính là những bộ anime đình đám trong thể loại này.

Fantasy anime

Fantasy anime kể về những câu chuyện mang màu sắc phép thuật. Ở đây, bạn có thể thấy những màn biểu diễn phép thuật như niệm chú, triệu hồi,…

Những bộ phim hoạt hình Nhật Bản thể loại này bao gồm Dragon Ball Fairy Tail, Card Captor Sakura, Fate/Zero,…

Mystery anime

Mystery anime thường có cốt truyện là nhân vật chính theo đuổi và tìm ra những điều bí ẩn. Hắc quản gia là một trong những đại diện tiêu biểu cho thể loại này.

Mecha anime

Mecha anime là thể loại phim có máy móc biết đi như Saijaku Muhai no Bahamut.

Hentai/ Ecchi anime

Hentai/ Ecchi anime hướng tới đối tượng xem là những người từ 16 tuổi trở lên. Các hình ảnh cơ thể nhân vật lộ liễu, một số bộ phim có hình ảnh mang tính chất người lớn.

Nếu so sánh kỹ thì Ecchi anime có phần nhẹ nhàng hơn Hentai anime. Phim hoạt hình Nhật Bản Ecchi chủ yếu chỉ mang tính điên điên một chút (chẳng hạn như đội quần lên đầu, tàng hình để làm chuyện xấu) nhưng không quá lộ. Trong khi đó, Hentai anime mang tính 18+ cực rõ. Những hình ảnh khỏa thân, làm tình, âm thanh khiêu gợi,… được thể hiện rõ rệt trong thể loại này.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản liên quan đến khái niệm anime. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này đã phần nào giúp bạn có thể trả lời cho câu hỏi “anime là gì?”.

source https://hoigicungbiet.com/anime-la-gi/

Email là gì? Hướng dẫn cách lập địa chỉ Email

Email là viết tắt của cụm từ “electronic mail”- thư điện tử. Về cơ bản, email có nội dung như một bức thư thông thường, nhưng nó được gửi qua internet từ người gửi đến người nhận. Người gửi và người nhận bắt buộc phải có địa chỉ riêng (địa chỉ này là duy nhất) để tiến hành gửi và nhận thư. Một số người sử dụng ứng dụng internet trong một số người khác sử dụng các chương trình có sẵn trên máy tính của họ để truy cập và lưu trữ thư điện tử.

Những thông tin cần biết về email

Email đầu tiên được gửi bởi Ray Tomlinson vào năm 1971. Tomlinson đã gửi email cho chính mình dưới dạng thư điện tử thử nghiệm có chứa nội dung “giống như QWERTYUIOP- hàng đầu tiên của bàn phím máy tính”. Mặc dù đã gửi email cho chính mình, nhưng bức thư đó vẫn được truyền qua ARPANET- mạng kiểu WAN.

Đến năm 1996, thư điện tử đã được sử dụng phổ biến hơn thư bưu chính thông thường.

Phân tích địa chỉ email

Một địa chỉ email có cấu trúc cơ bản gồm: xxx@yyy

Phần đầu tiên của tất cả các địa chỉ email- “xxx” (trước ký hiệu “@”) là tên riêng, tên thân mật, tên công ty,…- bất kỳ cái tên nào bạn có thể nghĩ ra.

Ký hiệu “@” được sử dụng làm dải phân cách trong địa chỉ email. Nó là thành tố bắt buộc phải có trong các địa chỉ email SMTP kể từ khi tin nhắn đầu tiên được gửi bởi Ray Tomlinson.

Cuối cùng, “yyy” là tên miền mà người dùng đang sử dụng. Tại Việt Nam, tên miền phổ biến nhất là “gmail.com”. Cách đây một vài năm, đuôi email “yahoo.com.vn” cũng được sử dụng rộng rãi. Ngoài những tên miền chung, một số tổ chức, công ty cũng có thể sử dụng các tên miền riêng. Chẳng hạn, với địa chỉ “14032239@sv.ussh.edu.vn”; trong đó “sv.ussh.edu.vn” là đuôi email đặc trưng của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

địa chỉ email là gì?

Những nội dung chính trong email

Khi sử dụng và viết một email, bạn sẽ nhận thấy các trường dưới đây:

  • “To” (Đến): Bạn cần nhập địa chỉ email của người nhận thư.
  • “From” (Từ): Phải chứa địa chỉ email của bạn.
  • Nếu bạn đang trả lời tin nhắn, trường “To” và “From” sẽ tự động được điền.
  • Nếu bạn đang viết một email mới, bạn chỉ cần nhập địa chỉ email của người nhận trong trường “From” bằng cách chọn địa chỉ trong danh sách liên hệ hoặc nhập thủ công với cấu trúc đầy đủ “xxx@yyy”.
  • Trường “Subject” (Chủ đề) nên gồm một vài từ mô tả về nội dung của bức thư (có thể không điền). Chủ đề cho phép người nhận email biết trước nội dung email mà không cần mở và đọc toàn bộ.
  • Trường “CC” (Carbon Copy) cho phép bạn gửi email cho một người khác mà người đó không phải là người nhận trực tiếp (không bắt buộc). Chẳng hạn, bạn có thể gửi email đến cho bạn A và “CC” sang cho bạn B, bạn C. Mặc dù email này được gửi trực tiếp cho A, nhưng B và C cũng nhận được một bản sao của email. Tất cả những người nhận được thư (A; B và C) đều có thể nhìn thấy địa chỉ email của nhau.
  • Trường “BCC” (Blind Carbon Copy) tương tự như CC (không bắt buộc). Nhưng người nhận ở đây hoàn toàn bí mật. Những người nhận thư theo kiểu BCC sẽ nhận được email nhưng không thấy ai khác cũng nhận được bản sao bức thư đó.
  • Cuối cùng, nội dung thư là vị trí bạn nhập nội dung bạn muốn truyền tải. Một số người sử dụng thêm chữ ký ở cuối bức thư, trong khi những người khác thì không.

Địa chỉ email như thế nào là hợp lệ?

  • Có một số quy tắc mà một địa chỉ email phải tuân theo, cụ thể như sau:
  • Như đã đề cập đến trước đó, một email phải có tên người dùng, tiếp đến là ký hiệu “@”, cuối cùng là tên miền.
  • Tên người dùng không thể dài hơn 64 ký tự và tên miền không thể dài hơn 254 ký tự.
  • Một địa chỉ email chỉ được phép chứa một ký tự “@”.
  • Một địa chỉ mail hợp lệ không được chứa dấu cách, không được chứa các ký tự đặc biệt.

Bạn có thể sử dụng email để gửi những thông tin gì?

có thẻ gửi thông tin gì bằng email

Ngoài các tin nhắn văn bản, bạn cũng có thể sử dụng email để đính kèm một tệp hoặc các dữ liệu khác. Tệp đính kèm có thể là hình ảnh, PDF, video, hoặc bất kỳ tệp nào khác được lưu trữ trên máy tính của bạn.

Tuy nhiên, do một số vấn đề bảo mật, có một số loại tệp nhất định không được phép gửi qua email. Chẳng hạn, một số công ty chặn các tệp có định dạng “.exe”. Nếu bạn muốn gửi những tệp có định dạng này, bạn cần nén thành tệp có định dạng “.zip”.

Ngoài ra, hầu hết các nhà cung cấp email đều hạn chế kích thước tệp đính kèm. Những tệp có kích thước lớn sẽ không thể gửi và nhận qua email.

Gửi và nhận email qua Webmail và ứng dụng email

Để gửi và nhận email, bạn có thể sử dụng webmail hoặc các ứng dụng email.

Webmail là gì?

Webmail là một dạng ứng dụng email chạy trên nền tảng website có khả năng truy cập trực tiếp vào máy chủ email để gửi và nhận email.

Khi bạn sử dụng trình duyệt Chrome vào Google tìm kiếm từ khóa “đăng nhập email”, sau đó truy cập vào đường link “https://www.google.com/intl/vi/gmail/about/” và đăng nhập mail thì đây chính là webmail.

Ứng dụng email là gì?

Microsoft Outlook và Mozilla Thunderbird là các ứng dụng email đang được sử dụng phổ biến. Những ứng dụng này được cài đặt trên thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại,…) và phải kết nối với máy chủ để tải xuống email mới.

Sự khác biệt giữa webmail và ứng dụng email

Cả webmail và ứng dụng email đều thực hiện cùng một chức năng: chúng cho phép người dùng gửi và nhận email.

Tuy nhiên, ứng dụng email yêu cầu người dùng phải cài đặt phần mềm trực tiếp vào máy tính, điện thoại của họ. Nếu không được cài đặt, email có thể không được truy cập. Một vài ứng dụng yêu cầu bạn mua các gói cước. Mặc dù tốn tiền, nhưng chúng thường an toàn hơn.

Webmail là một dịch vụ cho phép bạn gửi và nhận email miễn phí được lưu trữ trên đám mây. Dịch vụ đám mây sẽ tự đồng bộ hóa email của bạn với tất cả các thiết bị điện tử mà bạn đang sử dụng bao gồm máy tính để bàn, máy tính bảng, laptop và điện thoại thông minh.

Hướng dẫn cách lập email

hướng dẫn lập email

Email là một cách tuyệt vời để gửi và nhận thông tin qua internet. Tuy nhiên, vì có nhiều ứng dụng email khác nhau nên các bước để bắt đầu sử dụng email cũng khác nhau. Để tìm hiểu cách lập email mới từ các chương trình khác nhau, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây.

Cách lập email trên Google Gmail

Bước 1: Truy cập “https://support.google.com/accounts/answer/27441?hl=vi

Bước 2: Chọn “Tạo tài khoản Google”

Bước 3: Điền đầy đủ thông tin vào các trường được yêu cầu:

  • First name (Tên): Tên của bạn
  • Last name (Họ): Họ của bạn
  • Username (Tên người dùng): Điền tên tài khoản Gmail mà bạn muốn tạo (Tên tài khoản phải chưa có ai dùng mới được chấp nhận, nếu tên đã có Gmail sẽ thông báo cho bạn biết. Hiện nay, mọi người thường thêm ngày tháng năm sinh để tránh bị trùng tên).
  • Password (Mật khẩu): Mật khẩu cho tài khoản Gmail (mật khẩu có độ dài từ 8 ký tự trở lên, các ký tự này bao gồm chữ, số, ký hiệu).
  • Confirm (Xác nhận): Điền lại mật khẩu mà bạn vừa mới nhập.

Bước 3: Chọn “Next” (Tiếp theo), nếu các thông tin bên trên của bạn được chấp nhận, ô thông tin mới sẽ xuất hiện. Trong trường hợp có vấn đề, bạn sẽ phải điền lại các thông tin sao cho  phù hợp.

Bước 4: Phone Number (Số điện thoại): Điền số điện thoại của bạn với mục đích kích hoạt sử dụng gmail. Nếu không sử nhập số điện thoại hoặc số điện thoại đã sử dụng quá nhiều lần thì bạn không thể tạo gmail.

Bước 5: Chọn “Next” (Tiếp theo).

Bước 6: Trong ô “Enter Verification Code” (Nhập mã xác minh): Điền mã code mà bạn vừa nhận được từ số điện thoại của mình.

Bước 7: Chọn “Verify” (Xác minh).

Bước 8: Điền ngày tháng năm sinh, giới tính

  • Month: Tháng
  • Day: Ngày
  • Year: Năm
  • Gender: Nếu bạn là nam thì chọn “Male”, nếu bạn là nữ thì chọn ‘Female”.

Trong ô thoại này, bạn sẽ thấy một trường “Recovery email address (optional)- Địa chỉ email khôi phục (tùy chọn)”- Nếu bạn có email khác đã đăng ký rồi, bạn có thể nhập vào trường này. Nếu sau này tài khoản bạn đăng ký có vấn đề bạn có thể lấy lại tài khoản nhờ email vừa nhập (vì là trường tùy chọn nên không nhập cũng không sao).

Bước 9: Chọn “Next” (Tiếp theo).

Bước 10: Gmail có hỏi bạn một số vấn đề, bạn chọn “I agree” (Tôi đồng ý). Tiếp tục nhấn “Next” cho đến khi bạn chuyển qua menu tính năng.

Bước 11: Nhấn vào “Go to Gmail” để truy cập vào tài khoản mới.

Đăng ký tài khoản mail trên Outlook.com

Bước 1: Mở trình duyệt Internet lên và truy cập vào “https://outlook.live.com/owa/”.

Bước 2: Nhấn vào “Create free account”.

Bước 3: Tại ô hiển thị, chọn tên người dùng, tên miền sau đó bấm “Next”.

Bước 4: Điền Password, sau đó bấm “Next”.

Bước 5: Nhập tên của bạn, sau đó bấm “Next”.

Bước 6: Chọn tên quốc gia, nhập ngày tháng năm sinh và tiếp tục bấm “Next”.

Bước 7: Chọn mã quốc gia, nhập số điện thoại sau đó nhấp vào nút “Send code” (gửi mã xác thực).

Bước 8: Bạn nên để ý điện thoại để nhận mã xác thực từ Outlook. Điền mã xác thực và nhấn vào nút “Next”.

Bước 9: Điền các thông tin khác theo yêu cầu (giới tính, mã xác nhận,..).

Bước 10: Chọn “Create account” để mở tài khoản email.

Đăng ký email trên Microsoft Outlook

Lưu ý, hướng dẫn này chỉ ứng dụng cho Outlook 2007, 2010 và 2013.

Bước 1: Khởi động ứng dụng Microsoft Outlook

Bước 2: Vào Tools chọn Account Settings, chọn tab Email.

Bước 3: Nhấn nút New.

Bước 4: Đánh dấu vào Manually configure server setting or additional server types. Nhất nút Next.

Bước 5: Chọn Internet E-mail; Nhấn nút Next

Bước 6: Điền các trường theo yêu cầu

  • Your Name : nhập tên giao dịch (không ghi .com , .vn,…  đằng sau)
  • E-mail Address : nhập địa chỉ email
  • Account Type: POP3 hoặc IMAP (POP3: email của bạn sẽ ko được lưu trên server) còn (IMAP: mail của bạn sẽ được lưu và đồng bộ trên server )
  • Incoming mail server (POP3) : nhập tên miền (ví dụ: domain.com)
  • Outgoing mail server (SMTP): nhập tên miền (ví dụ:domain .com)
  • User Name : nhập đầy đủ email
  • Password: nhập mật khẩu của email

Bước 7: Nhấn nút More setting…

Bước 8: Chọn tab Outgoing Server; đánh dấu vào ô My outgoing server (SMTP) requires authentication. Nhấn OK để đóng hộp thoại.

Bước 9: Nhấn “Next” rồi “Finish” để hoàn tất.

Đăng ký email trên Mozilla Thunderbird

Bước 1: Khởi động ứng dụng Mozilla Thunderbird

Bước 2: Trong ô thoại, điền các trường được yêu cầu bao gồm:

  • Your name: Khai báo tên người dùng.
  • Email address (địa chỉ mail này có thể là gmail/ yahoo/tên miền).

Bước 3: Chọn “Continue”. Sau khi chọn “Continue”, Thunderbird sẽ tự động xác lập các thông số kỹ thuật phù hợp với địa chỉ email đã được nhập vào.

Bước 4: Chọn “Create Account” để tạo tài khoản

Những lợi ích và tính năng chính của việc sử dụng email

lợi ích của email

Nhanh chóng- người nhận sẽ nhận được email của người gửi ngay khi họ lên mạng và đăng nhập vào địa chỉ mail của họ.

  • Email rất an toàn.
  • Bạn gần như không phải trả bất cứ loại chi phí nào để sử dụng email
  • Bạn có thể chia sẻ ảnh, tài liệu và các tệp khác bằng cách đính kèm trong email bạn gửi đi.
  • Một email có thể được gửi đến nhiều người nhận cùng một lúc.
  • Thân thiện với môi trường: Gửi email không cần sử dụng giấy, bìa cứng, băng keo,… giúp hạn chế lãng phí và gây ô nhiễm môi trường với giấy rác.

Những hạn chế khi sử dụng email

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời mà email mang lại, nó vẫn tồn tại một số vấn đề nhất định. Một trong những điều đáng quan ngại nhất là “thư rác” (spam email).

Hàng trăm email rác đến cùng lúc có thể khiến bạn bỏ lỡ những mail quan trọng. Tuy nhiên, may mắn thay, nhà cung cấp đã đưa ra những bộ lọc tinh vi giúp bạn tự động loại bỏ những thư đến không mong muốn.

Để chặn email rác, email quảng cáo không mong muốn, các hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản email của bạn.

Bước 2: Truy cập vào thông tin người gửi thư rác (sử dụng thanh tìm kiếm để tìm kiếm nhanh hơn).

Bước 3: Nhấn nút mũi tên bên phải thư được gửi đến từ địa chỉ mail muốn chặn; chọn mục “Chặn”.

Bước 4: Xuất hiện ô thoại “Chặn người gửi này” với 2 lựa chọn “Chặn” và “Hủy”, chọn “Chặn” để xác nhận.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về email và cách sử dụng email. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết đã giúp bạn hiểu chính xác email là gì.

source https://hoigicungbiet.com/email-la-gi/

IELTS là gì? Tất cả những điều cần biết về bài thi IELTS

IELTS viết tắt của cụm từ “The International English Language Testing System” (Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế) là một bài kiểm tra tiêu chuẩn quốc tế về trình độ tiếng Anh trải dài cả bốn kỹ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết.

Bài thi này được ra mắt vào năm 1989 và được quản lý bởi 3 cơ quan bao gồm: Hội đồng Anh (British Council), Tổ chức giáo dục IDP Úc (IDP: IELTS Australia), và Đại học Cambridge (Cambridge Assessment English).

IELTS là một trong những bài kiểm tra tiếng Anh lớn trên thế giới, những bài thi phổ biến khác là TOEFL, TOEIC, PTE: A, và OPI / OPIc.

Cấu trúc bài thi IELTS

IELTS là bài kiểm tra của cả bốn kỹ năng ngôn ngữ: Nghe, Đọc, Viết và Nói. Bạn sẽ thực hiện các bài kiểm tra Nghe, Đọc và Viết trong cùng một ngày, không có thời gian nghỉ giữa các bài thi. Đối với bài kiểm tra Nói, bạn có thể đăng ký online vào ngày và giờ phù hợp với bạn. Nếu bạn không chọn được ngày giờ cụ thể, đơn vị tổ chức kỳ thi sẽ phân bổ cho bạn một khoảng thời gian nhất định.

Tổng thời gian cho cả 4 kỹ năng trong bài kiểm tra IELTS là dưới 3 giờ.

Bài kiểm tra nghe IELTS (IELTS Listening Test- 30 phút)

bài kiểm tra nghe IELTS Listening Test

Bài thi nghe có 4 phần, giữa các phần có đoạn nghỉ ngắn. Thí sinh chỉ được nghe 1 lần và trả lời câu hỏi. Cuối bài thi, thí sinh có 10 phút để ghi lại kết quả vào Phiếu trả lời. Các bản ghi âm của người bản ngữ nói tiếng Anh và thời gian kiểm tra là 30 phút.

  • Phần 1: Các tính huống đời thường (thuê nhà, đăng ký hoạt động, nhập học). Thường là một cuộc hội thoại theo kiểu hỏi đáp, người đáp thường nói nhiều hơn.
  • Phần 2: Các tình huống hướng dẫn và giới thiệu về một chủ đề gần gũi (trường học, khu du lịch, chương trình ca nhạc, triển lãm,…).
  • Phần 3: Các tình huống đối thoại giữa ít nhất 2 người. Đây là cuộc thảo luận có tính chất học thuật hơn (chẳng hạn chủ đề khóa luận, đề tài nghiên cứu khoa học).
  • Phần 4: Một bài thuyết trình về 1 chủ đề học thuật thường do một người nói và dùng nhiều từ mang tính học thuật.

Bài kiểm tra đọc IELTS (IELTS Reading Test- 60 phút)

Bài kiểm tra Đọc IELTS yêu cầu bạn trả lời 40 câu hỏi và được thiết kế để kiểm tra về một loạt các kỹ năng đọc. Bạn sẽ phải đọc ý chính, chi tiết, lập luận logic, đọc lướt và tìm ra thái độ, ý kiến ​​và ý định của nhà văn.

Đề tài bài kiểm tra đọc thường được trích dẫn từ báo, sách, tạp chí,.. Những đề tài này không mang tính chất chuyên môn.

Bài kiểm tra viết IELTS (IELTS Writing Test- 60 phút)

bài kiểm tra viết IELTS Writing Test

Tùy theo module mà bạn lựa chọn, bài kiểm tra viết IELTS yêu cầu bạn phải hoàn thành hai phần với nội dung khác nhau.

IELTS dạng học thuật

  • Phần 1: Thí sinh phải viết một bài báo cáo khoảng 15 từ để mô tả và giải thích số liệu, dữ liệu trên các biểu đồ, một quá trình, một hiện tượng được biểu diễn dưới dạng hình vẽ.
  • Phần 2: Thí sinh viết bài tiểu luận 250 từ để đưa ra những chính kiến tranh luận hay nhận định về 1 ý kiến hoặc vấn đề. Thí sinh nên đưa ra những tình huống và ví dụ cụ thể để hỗ trợ cho nhận định của mình.

IELTS không học thuật

  • Phần 1: Thí sinh viết bức thư khoảng 150 từ với mục đích hỏi thông tin hoặc giải thích về 1 tình huống trong cuộc sống.
  • Phần 2: Thí sinh viết bài tiểu luận khoảng 150 từ để đưa ra quan điểm của một sự việc hay vấn đề. Thí sinh cần đưa ra chính kiến của mình hoặc trích dẫn ý kiến. Thi sinh nên đưa ra những tình huống và ví dụ cụ thể để hỗ trợ cho nhận định của mình.

Bài kiểm tra nói IELTS (IELTS Speaking Test- 11-14 phút)

Bài kiểm tra Nói IELTS đánh giá kỹ năng nói tiếng Anh của thí sinh. Bài kiểm tra được ghi lại và tiến hành trong ba phần.

  • Phần 1: Thí sinh trả lời các câu hỏi về chủ đề chung như gia đình, quê hương, sở thích,…
  • Phần 2: Đề bài có 4 gợi ý về một chủ đề nhất định và bạn phải mô tả về chủ đề đó. Thí sinh có 1 phút để suy nghĩ và nhiều nhất 2 phút để trả lời. Kết thúc phần trả lời, người hỏi có thể hỏi thêm 1 đến 2 câu hỏi khác.
  • Phần 3: Người hỏi sẽ hỏi bạn các câu hỏi về chủ đề liên quan tới hiện tượng và sự việc mà bạn đã trình bày ở trên. Các câu hỏi ở phần này thường là các loại sau: Discuss (bàn luận), Compare (so sánh), Speculate (dự đoán), Analyse (phân tích), Explain (giải thích), Evaluate (đánh giá).

Thang đo bài kiểm tra IELTS

Các bài kiểm tra IELTS không có điểm tối thiểu để vượt qua. IELTS được tính trên thang điểm 9, mỗi khoảng điểm tương ứng với những năng lực nhất định.

0 điểm: IELTS không có 0 điểm, 0 điểm tương ứng với việc thí sinh bỏ thi và không có thông tin nào để chấm bài.

1.0 điểm: Không biết sử dụng tiếng Anh– thí sinh không biết ứng dụng tiếng Anh trong cuộc sống (hoặc chỉ có thể biết một vài từ đơn lẻ).

2.0 điểm: Lúc được, lúc không– thí sinh gặp khó khăn lớn trong việc viết và nói tiếng Anh. Không thể giao tiếp thực sự trong cuộc sống ngoài việc sử dụng một vài từ đơn lẻ hoặc một vài cấu trúc ngữ pháp ngắn để trình bày, diễn đạt mục đích tại thời điểm nói – viết.

3 điểm: Cực kỳ hạn chế– Thí sinh có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong một vài tình huống quen thuộc và thường gặp vấn đề trong quá trình giao tiếp thực sự.

4.0 điểm: Hạn chế– Thí sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp thành thạo trong các tình huống cụ thể và gặp vấn đề khi có quá trình giao tiếp phức tạp.

5.0 điểm: Bình thường– thí sinh có thể sử dụng một phần ngôn ngữ và nắm được trong phần lớn các tình huống mặc dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.

6.0: Khá– thí sinh tuy có những chỗ không tốt, không chính xác và hiệu quả nhưng nhìn chung là sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Có thể sử dụng tốt trong các tình huống phức tạp và đặc biệt là trong các tình huống quen thuộc.

7.0 điểm: Tốt– thí sinh nắm vững ngôn ngữ nhưng đôi khi không có thực sự chính xác, không phù hợp, không hiểu trong tình huống nói. Nói chung là có hiểu các lí lẽ tinh vi và sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp.

8.0 điểm: Rất tốt– thí sinh hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ mắc một số lỗi như không chính xác và không phù hợp. Nhưng những lỗi này chưa thành hệ thống. Trong tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu và có thể sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.

9.0 điểm: Thông thạo– thí sinh có thể sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn đầy đủ.

Điểm tổng 4 kỹ năng nghe- nói- đọc- viết được làm trong số theo quy ước chung như sau:

  • Nếu điểm trung bình cộng của cả 4 kỹ năng có số lẻ .25 thì sẽ được làm tròn lên .5
  • Nếu điểm trung bình cộng của cả 4 kỹ năng có số lẻ .75 thì sẽ được làm tròn lên 1.0

Kết quả của kỳ thi tiếng Anh IELTS có hiệu lực trong vòng 2 năm.

Thông thường, để được nhận vào các trường Đại học yêu cầu chứng chỉ IELTS, các bạn sẽ phải đạt điểm mỗi kỹ năng trên 5.5 và trung bình trên 6.0. Một số trường quy định cụ thể hơn về mức điểm sàn cho mỗi kỹ năng.

thang đo bài kiểm tra IELTS

Đăng ký thi IELTS tại Việt Nam

Ở Việt Nam, bạn có thể đăng ký thi IELTS tại Hội đồng Anh hoặc IDP Education. Các kỳ thi thường được tổ chức khoảng 3 đến 4 lần mỗi tháng. Để đăng ký bạn có thể lên website chính thức của IELTS tại quốc gia bạn đang sinh sống và kiểm tra ngày diễn ra kỳ thi cũng như địa điểm thi mà bạn có thể tham dự.

Kết quả bài thi IELTS tại Việt Nam

Sau 13 ngày kể từ ngày thi, bạn sẽ nhận được kết quả IELTS tại Việt Nam. Nếu muốn, bạn có thể lên website để xem kết quả sau 13 ngày. Mật khẩu tài khoản kiểm tra sẽ được gửi về địa chỉ email mà bạn đăng ký.

Tại sao bạn nên thi IELTS?

Nếu bạn đang phân vân về việc có nên học và thi IELTS không thì dưới đây là những câu trả lời dành cho bạn:

IELTS là bài kiểm tra học tập

Hàng ngàn trường đại học và cao đẳng danh tiếng nhất thế giới sẽ chấp nhận kết quả IELTS của bạn để làm bằng chứng về trình độ tiếng Anh của bạn. Rất nhiều trường sử dụng bằng IELTS để cấp học bổng cho thí sinh đăng ký nhập học.

Vì vậy, nếu bạn đang có ý định đi du học tại các quốc gia nói tiếng Anh, IELTS chắc chắn là bài kiểm tra bạn nên tham gia.

IELTS là bài kiểm tra dành cho nhân viên chuyên nghiệp

Nhiều cơ quan, công ty sử dụng kết quả bài thi IELTS để tuyển dụng nhân viên. Những cơ quan này bao gồm kế toán, kỹ thuật, luật, y học, điều dưỡng, dược và các cơ quan giảng dạy ở nhiều quốc gia. Điều này có nghĩa là sau khi hoàn thành việc học của bạn, bạn có thể cần phải làm bài kiểm tra để có được đăng ký làm nhân viên tại một quốc gia nói tiếng Anh.

IELTS là bài kiểm tra cư trú, nhập tịch

Điểm IELTS được yêu cầu bởi các chính phủ ở nhiều quốc gia như một yêu cầu cho tư cách cư trú. Không giống như các nhà cung cấp khác, bài kiểm tra IELTS General Training là bài kiểm tra phi học thuật duy nhất cho phép bạn cư trú ở Úc, New Zealand, Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

IELTS là bài kiểm tra công bằng với tất cả mọi người

IELTS đánh giá bạn về khả năng giao tiếp thực tế của bạn và cung cấp đánh giá chính xác về bốn kỹ năng đang được kiểm tra. Nó tập trung vào việc kiểm tra khả năng ngôn ngữ hơn là kiến ​​thức chuyên môn của ứng viên và cung cấp hai phiên bản – Đào tạo học thuật và phi học thuật. Thêm vào đó, nó cho phép kiểm tra kỹ năng giao tiếp một đối một với một giám khảo trong phòng riêng không có phiền nhiễu.

Nội dung bài kiểm tra cho IELTS được phát triển bởi một nhóm chuyên gia quốc tế và trải qua nghiên cứu sâu rộng để đảm bảo bài kiểm tra vẫn công bằng và không thiên vị cho bất kỳ ứng viên nào, bất kể quốc tịch, lý lịch, giới tính, lối sống hoặc địa điểm.

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã đủ để giúp bạn hiểu IELTS là gì chưa? Hi vọng những khía cạnh mà chúng tôi đưa ra sẽ hữu ích với bạn.

source https://hoigicungbiet.com/ielts-la-gi/

EQ là gì? EQ và IQ- chỉ số nào quan trọng hơn?

Trí thông minh cảm xúc hay trí tuệ cảm xúc đôi khi được gọi là EQ- Emotional Quotient (hay EI viết tắt của Emotional Intelligence). Trí tuệ cảm xúc, mô tả khả năng nhận thức, đánh giá và quản lý cảm xúc của bản thân và của người khác.

Giống như một người có chỉ số IQ cao được đánh giá là người thông minh trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, EQ cao cũng có thể dự đoán khả năng thành công của một người trong các tình huống xã hội và cảm xúc. Vào thế kỷ trước, IQ được coi trọng hơn, nhưng đến ngày nay, đối với hầu hết mọi người, trí tuệ cảm xúc (EQ) quan trọng hơn trí thông minh (IQ). Người ta nhận thấy rằng, những người có chỉ số EQ cao dễ đạt được thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của họ.

Hiểu về năm loại trí tuệ cảm xúc (EQ)

Trí tuệ cảm xúc được chia thành 5 loại chính, cụ thể như sau:

Tự nhận thức về cảm xúc

Khả năng nhận ra một cảm xúc khi nó xảy ra chính là chìa khóa quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Bạn chỉ có thể phát triển sự tự nhận thức khi bạn có thể điều chỉnh cảm xúc thật của chính mình. Nếu bạn đánh giá được cảm xúc của mình, bạn có thể quản lý chúng.

Các yếu tố chính của sự tự nhận thức bao gồm:

  • Nhận thức về cảm xúc: Bạn có thể nhận thấy cảm xúc của riêng bạn và hiểu được tác dụng của chúng.
  • Tự tin: Bạn chắc chắn về giá trị bản thân và khả năng của chính bạn.

Tự điều chỉnh

Chúng ta thường ít có khả năng kiểm soát các trải nghiệm cảm xúc của mình. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, bạn có thể biết một cảm xúc sẽ tồn tại bao lâu bằng cách sử dụng một số kỹ thuật giúp giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, stress. Một vài trong số các kỹ thuật này bao gồm việc kể lại một tình huống dưới góc nhìn tích cực hơn, đi bộ đường dài, tập thiền hoặc cầu nguyện.

Động lực

Để thúc đẩy bản thân đạt được các thành tích nhất định, đòi hỏi bạn phải có mục tiêu rõ ràng và thái độ tích cực. Mặc dù bạn có thể là tiêu cực, bạn vẫn có thể nỗ lực và học cách suy nghĩ tích cực hơn. Nếu bạn nhận thấy bản thân đang nghĩ đến những vấn điều tiêu cực, hãy cố gắng nghĩ đến những điều tốt đẹp để đạt được mục tiêu của mình.

Sự đồng cảm

Khả năng nhận ra cảm xúc của mọi người là một vấn đề quan trọng để thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của chính bạn. Bạn càng khéo léo trong việc nhận ra cảm xúc đằng sau sự thể hiện của người khác, bạn càng có thể kiểm soát tốt hơn các tín hiệu mà bạn gửi cho họ.

5 loại trí thông minh cảm xúc EQ

Kỹ năng xã hội

Có kỹ năng giao tiếp tốt tương đương với thành công trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Trong thế giới với nền tảng internet, thông tin phát triển như ngày nay, mọi người đều có thể học tập rất nhiều kiến thức khác nhau một cách dễ dàng. Do đó, kỹ năng mềm- thứ rất khó để học thậm chí còn quan trọng hơn. Nó giúp bạn hiểu rõ, đồng cảm hơn với những người sống trong văn hóa khác.

5 dấu hiệu cho thấy bạn có trí tuệ cảm xúc cao cấp

Nếu bạn mong muốn cải thiện EQ của mình, bạn cần có sự hiểu biết chính xác về các kỹ năng bạn có cùng với điểm yếu trong cảm xúc của chính bạn.

Bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của mình

Một yếu tố cực kỳ quan trọng của sự tự nhận thức là bạn phải thành thật với chính mình về con người bạn. Bạn cần biết bạn xuất sắc ở đâu và bạn đang thiếu xót ở chỗ nào. Một người có trí tuệ cảm xúc cao biết cách xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ, từ đó phân tích và tìm ra phương pháp làm việc hiệu quả nhất trong khả năng của họ.

Bạn biết cách chú ý

Bạn có dễ dàng phân tâm bởi các vấn đề nhỏ xuất hiện xung quanh bạn không? Nếu có, nó có thể ngăn bạn làm việc ở cấp độ tốt nhất về mặt cảm xúc.

Khi bạn buồn, bạn biết chính xác lý do

Tất cả chúng ta đều trải qua một số cảm xúc khác biệt trong ngày, và thường chúng ta thậm chí không hiểu chính xác những gì gây ra cảm xúc đó. Nhưng một khía cạnh quan trọng của sự tự nhận thức là khả năng nhận ra cảm xúc của bạn có nguồn gốc từ đâu và biết chính xác lý do tại sao bạn cảm thấy khó chịu.

Bạn luôn tự động viên mình

Bạn có luôn làm việc chăm chỉ ngay cả khi bạn không được thưởng cho điều đó? Nếu bạn là một người có thể tập trung sự chú ý và năng lượng của mình vào việc theo đuổi mục tiêu mà mình đặt ra, có khả năng bạn là người có EQ cao.

trí tuệ cảm xúc eq cao cấp

Bạn tò mò về những người bạn không biết

Bạn có thích gặp gỡ những người mới và thường có xu hướng đặt nhiều câu hỏi sau khi bạn được giới thiệu với ai đó không? Nếu vậy, bạn có một mức độ đồng cảm nhất định, một trong những thành phần chính của trí tuệ cảm xúc.

Chỉ số EQ cao là bao nhiêu?

Theo một bài nghiên cứu, thang điểm chỉ số EQ lấy điểm trung bình là 100. Các nhà tâm lý học cũng đồng ý rằng:

  • 68% dân chúng có điểm EQ trung bình từ 85 – 115.
  • 16% dân chúng có điểm EQ thấp từ 84 trở xuống.
  • 14% dân chúng có điểm EQ cao từ 116 – 130.
  • 2% dân chúng có điểm EQ cao tối ưu là từ 131 trở lên.

Như vậy, một người có chỉ số EQ từ 120 trở lên sẽ được coi là có chỉ số EQ cao.

Thực sự thì EQ và IQ, cái nào quan trọng hơn?

Trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc, năm 1996  tác giả và nhà tâm lý học Daniel Goleman cho rằng EQ (hay chỉ số thông minh cảm xúc) thực sự có thể quan trọng hơn IQ. Tại sao? Một số nhà tâm lý học tin rằng các biện pháp đo chỉ số thông minh (tức là điểm IQ) quá hẹp và không bao gồm đầy đủ trí thông minh của con người.

Chẳng hạn, nhà tâm lý học Howard Gardner cho rằng trí thông minh không chỉ đơn giản là một khả năng chung duy nhất. Thay vào đó, ông gợi ý rằng thực sự có nhiều trí tuệ và mọi người có thể có thế mạnh trong một số lĩnh vực này.

phân biệt iq và eq, cái nào quan trọng hơn

Sự khác biệt giữa IQ và EQ

IQ và EQ được đo và kiểm tra như thế nào? Hãy bắt đầu bằng cách xác định hai thuật ngữ để hiểu ý nghĩa của chúng và chúng khác nhau như thế nào. IQ, hay chỉ số thông minh, là một con số xuất phát từ bài kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn. Trong các bài kiểm tra IQ ban đầu, điểm số được tính bằng cách chia tuổi tâm thần của cá nhân cho tuổi thời gian (tuổi từ khi sinh ra đến thời điểm đánh giá IQ) của người đó và sau đó nhân số đó với 100.

Vì vậy, một đứa trẻ có tuổi tâm thần 15 và tuổi thực tế là 10 sẽ có IQ là 150. Ngày nay, điểm số của hầu hết các bài kiểm tra IQ được tính bằng cách so sánh điểm của người làm bài kiểm tra với điểm của những người khác trong cùng nhóm tuổi.

IQ đại diện cho các khả năng như:

  • Xử lý hình ảnh và không gian
  • Kiến thức về thế giới
  • Lý luận chất lỏng
  • Bộ nhớ làm việc và bộ nhớ ngắn hạn
  • Suy luận định lượng

Trong khi đó, EQ là thước đo mức độ trí tuệ cảm xúc của một người. Điều này đề cập đến khả năng nhận thức, kiểm soát, đánh giá và thể hiện cảm xúc của một người. Các nhà nghiên cứu như John Mayer và Peter Salovey cũng như các nhà văn như Daniel Goleman đã giúp làm sáng tỏ trí tuệ cảm xúc, khiến nó trở thành chủ đề nóng trong các lĩnh vực từ quản lý kinh doanh đến giáo dục.

EQ tập trung vào các khả năng như:

  • Xác định cảm xúc
  • Đánh giá người khác cảm thấy thế nào
  • Kiểm soát cảm xúc của chính mình
  • Nhận thức người khác cảm thấy thế nào
  • Sử dụng cảm xúc để tạo điều kiện giao tiếp xã hội

Từ những năm 1990, trí tuệ cảm xúc đã biến hành trình từ một khái niệm nửa mơ hồ được tìm thấy trong các tạp chí học thuật đến một thuật ngữ được công nhận phổ biến. Ngày nay, cha mẹ có thể mua đồ chơi được quảng cáo là giúp tăng cường trí tuệ cảm xúc của trẻ hoặc đăng ký cho trẻ tham gia các chương trình học tập xã hội và cảm xúc (SEL) được thiết kế để dạy các kỹ năng trí tuệ cảm xúc. Ở một số trường học tại các nước châu Âu, học tập về xã hội và cảm xúc thậm chí là một phần của chương trình giảng dạy.

IQ hay EQ quan trọng hơn?

Tại một thời điểm, IQ được xem là yếu tố quyết định chính của thành công. Những người có IQ cao được cho là sẽ có đặt được các thành tựu lớn. Lúc  này các nhà nghiên cứu đã tranh luận liệu trí thông minh bị ảnh hưởng bởi gen hay môi trường sống.

Tuy nhiên, một số nhà phê bình bắt đầu nhận ra rằng không chỉ trí thông minh cao không đảm bảo cho sự thành công trong cuộc sống, nó còn có thể là một khái niệm quá hẹp để bao gồm đầy đủ các khả năng và kiến ​​thức của con người.

IQ vẫn được công nhận là một yếu tố quan trọng của thành công, đặc biệt khi nói đến thành tích học tập. Những người có IQ cao thường học giỏi ở trường, thường kiếm được nhiều tiền hơn và có xu hướng khỏe mạnh hơn nói chung. Nhưng ngày nay các chuyên gia nhận ra nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định thành công trong cuộc sống. Thay vào đó, nó là một phần của một loạt các ảnh hưởng phức tạp bao gồm trí tuệ cảm xúc trong số những thứ khác.

Khái niệm trí tuệ cảm xúc đã có tác động mạnh mẽ trong một số lĩnh vực, bao gồm cả kinh doanh. Nhiều công ty trên thế giới sử dụng bài kiểm tra EQ để tiến hành tuyển dụng.

EQ cũng có thể ảnh hưởng đến các lựa chọn mà người tiêu dùng đưa ra khi đối mặt với quyết định mua hàng. Nhà tâm lý học từng đoạt giải Nobel, Daniel Kahneman đã phát hiện ra rằng mọi người thà giao dịch với một người mà họ tin tưởng và thích hơn là một người mà họ không quen biết, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải trả nhiều tiền hơn cho một sản phẩm kém chất lượng.

EQ có thể học được không?

Bạn có thể tự hỏi, trí tuệ cảm xúc là rất quan trọng, vậy liệu nó có thể được dạy hoặc phát triển không? Theo một phân tích tổng hợp đã xem xét kết quả của các chương trình học tập xã hội và cảm xúc, câu trả lời cho câu hỏi đó là không rõ ràng.

Nghiên cứu cho thấy khoảng 50% trẻ em tham gia chương trình SEL có điểm học tập tốt hơn. Các chương trình này cũng có mối tương quan với các vấn đề như giảm tỷ lệ trẻ bị đình chỉ học, tăng tỷ lệ đi học và giảm các vấn đề liên quan đến kỷ luật.

Một số chiến lược để dạy trí tuệ cảm xúc bao gồm giáo dục tính cách, mô hình hóa các hành vi tích cực, khuyến khích mọi người suy nghĩ về cảm giác của người khác và tìm cách đồng cảm hơn với người khác.

Cuộc sống thành công là kết quả của nhiều yếu tố. Cả IQ và EQ chắc chắn đều đóng vai trò ảnh hưởng đến thành công chung của bạn, cũng như những thứ như sức khỏe và hạnh phúc. Thay vì tập trung vào yếu tố nào có thể có ảnh hưởng chi phối hơn, lợi ích lớn nhất có thể nằm ở việc học hỏi để cải thiện kỹ năng trong nhiều lĩnh vực.

Ngoài việc tăng cường một số khả năng nhận thức, chẳng hạn như trí nhớ và sự tập trung tinh thần, bạn cũng có thể có được các kỹ năng xã hội và cảm xúc mới để phục vụ bạn trong nhiều vấn đề khác nhau của cuộc sống.

Trên đây là một số vấn đề cơ bản về trí tuệ cảm xúc. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu chính xác EQ là gì và EQ cùng IQ cái nào quan trọng hơn.

source https://hoigicungbiet.com/eq-la-gi/

Auto là gì? Auto trên facebook có ý nghĩa gì?

“Auto là gì? Auto trên facebook có nghĩa như thế nào?” là một trong những vấn đề đang được tìm hiểu bởi rất nhiều người. Hiểu được điều này, Hỏi gì cũng biết xin phép tổng hợp và giới thiệu với các bạn khái niệm cơ bản về “Auto”.

Định nghĩa Auto thông dụng

Trước khi tìm hiểu sâu vào khái niệm auto trên Facebook, các bạn đừng quên tìm hiểu các nghĩa thông dụng của từ này nhé!

Phiên âm Auto

  • Phiên âm Anh Mỹ: /ˈɔː.təʊ/
  • Phiên âm Anh Anh: /ˈɑː.t̬oʊ/

Nghĩa thông dụng của Auto

  • Danh từ: Xe ô tô
  • Tính từ: tự động

Nghĩa chuyên ngành của Auto

  • Máy tự động
  • Ô tô

Một số cụm từ phổ biến với auto

Một số cụm từ Auto phổ biến

Dưới đây là một số cụm từ phổ biến thường được sử dụng với “Auto”:

  • Auto jump: nhảy tự động
  • Auto tune: một thiết bị điều chỉnh âm thanh được dùng để thay đổi cao độ khiến giọng hát thiếu sót trở nên hoàn hảo.
  • Auto program: chương trình tự động
  • Auto tracking: truy tích tự động, dịch tự động
  • Auto alarm: báo động tự động
  • Auto-manual: tự động-thủ công
  • Auto answer: câu trả lời tự động
  • Auto attendant: tham dự tự động
  • Auto banking: mô hình ngân hàng tự động
  • Auto-cycle: xe đạp tự động
  • Auto bot: robot mạng tự động
  • Auto racing: đua xe ô tô
  • Auto-road: xa lộ
  • Auto backup:
  • Auto-recover: tự khôi phục
  • Auto call: tự động gọi
  • Auto-transformer: máy biến thế tự động
  • Auto keyboard: bàn phím tự động
  • Auto-repeat: tự lặp lại
  • Auto-oscillation: tự dao động
  • Auto-mode: kiểu tự động

Auto là gì trên Facebook?

Auto trên Facebook có những ý nghĩa gì?

Facebook là một trong những mạng xã hội hàng đầu trên thế giới và tại Việt Nam. Ứng dụng này giúp người dùng kết nối với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và mọi người trên khắp thế giới. Nó giúp xóa tan khoảng cách địa lý, làm mọi người đến gần với nhau hơn.

Cùng với sự phát triển của các mạng xã hội nói chúng và của Facebook nói riêng, đã có rất nhiều khái niệm mới, thuật ngữ mới cùng các từ viết tắt mới được ra đời và sử dụng rộng rãi. Trong đó chúng ta không thể không kể tới “Auto”.

Như đã nói, “Auto” có nghĩa “xe ô tô” (danh từ) và “tự động” (tính từ). Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà “Auto” sẽ được dịch với nghĩa phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sử dụng “Auto” trên Facebook đều hướng tới nghĩa “tự động”.

Chẳng hạn:

  • “Cứ trai đẹp là auto đổ”, có nghĩa là “cứ thấy trai đẹp là tự động cảm thấy thích”.
  • “Đeo kính vào auto xinh” có nghĩa là “ai đó cứ đeo kính là sẽ tự động trở nên xinh đẹp”.
  • “Cô ấy cứ cười là auto đáng yêu” có nghĩa “cô ấy cứ cười là tự động trở lên đáng yêu”

Một số phần mềm auto phổ biến trên Facebook

những phần mềm auto phổ biến trên facebook

Auto không chỉ được sử dụng phổ biến bởi người dùng mà Facebook hiện cũng đang cung cấp một số tính năng liên quan đến tự động hóa. Cụ thể như sau:

Auto like facebook

Auto like facebook là một công cụ cho phép người dùng like status, hình ảnh, video, bài share của một người trong danh sách bạn bè khi người đó mới chỉ vừa đăng bài hoặc trạng thái. Điều đó có nghĩa là những cái like này hoàn toàn tự động do ứng dụng thiết lập, có thể bạn hoàn toàn chưa đọc, chưa xem và không biết nội dung mà status, video, hình ảnh đó đề cập đến.

Tương tự với “Auto like”, kể từ khi Facebook cập nhật thêm các cảm xúc khác chúng ta có thêm “Auto tim”, “Auto wow”, “Auto mặt giận dữ”, “Auto haha”, “Auto buồn”.

Nhờ phần mềm này, bạn có thể tương tác tốt với bạn bè dù không có nhiều thời gian online. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý, “auto haha” đôi khi sẽ trở nên vô duyên với những nội dung buồn.

Auto kết bạn

Tương tự như “Auto like”, “Auto kết bạn” cho phép bạn tự động kết bạn với những người khác để tăng lượng tương tác profile, lọc những bạn bè ít tương tác và thêm bạn mới cùng tự động trả lời tin nhắn.

Auto comment

Auto comment giúp bạn comment vào những bài viết đang hot có nhiều bình luận, chia sẻ. Ứng dụng này chủ yếu được lựa chọn sử dụng bởi những người đang bán hàng online trên nền tảng Facebook. Nội dung comment thường liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà người đó đang bán.

Từ những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, hi vọng bạn đã hiểu auto là gì và auto trên facebook có nghĩa như thế nào.

source https://hoigicungbiet.com/auto-la-gi/